Định nghĩa - Khái niệm
一 từ Hán Việt nghĩa là gì?
Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ 一 trong từ Hán Việt và cách phát âm 一 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 一 từ Hán Việt nghĩa là gì.
Pinyin: yi1;
Juytping quảng đông: jat1;
nhất
(Danh) Một, là số đứng đầu các số đếm.
(Danh) Họ Nhất.
(Tính) Cùng, giống nhau, tương đồng.
◎Như: nhất mô nhất dạng 一模一樣 hoàn toàn giống nhau, đại tiểu bất nhất 大小不一 lớn nhỏ không như nhau.
◇Trung Dung 中庸: Cập kì thành công nhất dã 及其成工一也 Nên công cùng như nhau vậy.
(Tính) Chuyên chú.
◎Như: chuyên nhất bất biến 專一不變 một lòng chuyên chú không đổi.
(Tính) Mỗi, mỗi một, từng cái một.
◎Như: nhất hiệt lục bách tự 一頁六百字 mỗi trang sáu trăm chữ.
(Tính) Thứ nhất.
◇Tả truyện 左傳: Phù chiến, dũng khí dã, nhất cổ tác khí, tái nhi suy, tam nhi kiệt 夫戰, 勇氣也, 一鼓作氣, 再而衰, 三而竭 (Tào Quế luận chiến 曹劌論戰) Sự chiến tranh, nói về dũng khí, (nghe) tiếng trống thứ nhất thì (quân) hăng hái, tiếng thứ hai lòng hăng hái giảm xuống, lần thứ ba thì hăng hái hết cả.
(Tính) Cả, toàn, suốt.
◎Như: nhất thân thị hãn 一身是汗 cả người mồ hôi, nhất sanh 一生 suốt đời, nhất đông 一冬 cả mùa đông.
(Tính) Còn có một cái khác là.
◎Như: ba gia, nhất danh tây hồng thị 番茄, 一名西紅柿 cà chua, còn có tên là tây hồng thị.
(Động) Họp thành một.
◇Đỗ Mục 杜牧: Lục vương tất, tứ hải nhất 六王畢, 四海一 (A Phòng cung phú 阿房宮賦) Sáu vua bị diệt, bốn bể thống nhất.
(Phó) Vừa mới.
◎Như: nhất thính tựu đổng 一聽就懂 vừa mới nghe là hiểu ngay.
(Phó) Một chút, một lát (đặt giữa cùng một động từ dùng hai lần).
◎Như: vấn nhất vấn 問一問 hỏi một chút, hiết nhất hiết 歇一歇 nghỉ một lát.
(Phó) Đều.
◇Tuân Tử 荀子: Nhất khả dĩ vi pháp tắc 一可以為法則 (Khuyến học 勸學) Đều có thể dùng làm phép tắc.
(Phó) Hễ, mỗi khi, cứ mỗi lần.
◇Tư Mã Thiên 司馬遷: Cứu binh bất chí, sĩ tốt tử thương như tích, nhiên Lăng nhất hô lạo, quân sĩ vô bất khởi 救兵不至, 士卒死傷如積, 然陵一呼勞, 軍士無不起 (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư 報任少卿書) Quân cứu viện không tới, sĩ tốt bị tử thương chất đống, vậy mà (Lí) Lăng hễ hô một tiếng ủy lạo, quân sĩ không ai không vùng dậy.
(Phó) Mà lại, lại (biểu thị sự không ngờ).
◇Sử Kí 史記: Quả nhân chi quá nhất chí thử hồ! 寡人之過一至此乎 (Hoạt kê truyện 滑稽傳) Lỗi của quả nhân, mà lại đến như thế sao!(Liên) Hoặc, hoặc là.
◇Trang Tử 莊子: Nhất dĩ kỉ vi mã, nhất dĩ kỉ vi ngưu 一以己為馬, 一以己為牛 (Ứng đế vương 應帝王) Hoặc coi mình là ngựa, hoặc coi mình là bò.
(Trợ) Dùng để nhấn mạnh, tăng cường ngữ khí.
◇Cổ thi 古詩: Thượng hữu huyền ca thanh, Âm hưởng nhất hà bi 上有絃歌聲, 音響一何悲 (Tây bắc hữu cao lâu 西北有高樓) Trên lầu có tiếng đàn ca, Âm hưởng sao mà bi thương vậy.Nghĩa chữ nôm của từ 一
nhất, như "thư nhất, nhất định" (vhn)
nhắt, như "lắt nhắt" (btcn)
nhứt, như "nhứt định (nhất định)" (gdhn)
1. [同一] đồng nhất 2. [單一] đơn nhất 3. [不名一錢] bất danh nhất tiền 4. [不一] bất nhất 5. [百聞不如一見] bách văn bất như nhất kiến 6. [抱一] bão nhất 7. [救人一命勝造七級浮屠] cứu nhân nhất mệnh 8. [舉一反三] cử nhất phản tam 9. [九死一生] cửu tử nhất sinh 10. [機杼一家] cơ trữ nhất gia 11. [執一] chấp nhất 12. [眾口一詞] chúng khẩu nhất từ 13. [專一] chuyên nhất 14. [以一當十] dĩ nhất đương thập 15. [唯一] duy nhất 16. [合一] hợp nhất 17. [乾坤一擲] kiền khôn nhất trịch 18. [目空一切] mục không nhất thế 19. [一道煙] nhất đạo yên 20. [一等] nhất đẳng 21. [一定] nhất định 22. [一旦] nhất đán 23. [一般] nhất bàn, nhất ban 24. [一百八十] nhất bách bát thập độ 25. [一舉兩便] nhất cử lưỡng tiện 26. [一個] nhất cá 27. [一週] nhất chu 28. [一面] nhất diện 29. [一呼百諾] nhất hô bách nặc 30. [一向] nhất hướng 31. [一口] nhất khẩu 32. [一口氣] nhất khẩu khí 33. [一刻千金] nhất khắc thiên kim 34. [一概] nhất khái 35. [一氣] nhất khí 36. [一見] nhất kiến 37. [一覽] nhất lãm 38. [一流] nhất lưu 39. [一們] nhất môn 40. [一言] nhất ngôn 41. [一一] nhất nhất 42. [一日] nhất nhật 43. [一人] nhất nhân 44. [一品] nhất phẩm 45. [一貫] nhất quán 46. [一生] nhất sanh, nhất sinh 47. [一齊] nhất tề 48. [一息] nhất tức 49. [一字千金] nhất tự thiên kim 50. [一心] nhất tâm 51. [一神教] nhất thần giáo 52. [一世] nhất thế 53. [一統] nhất thống 54. [一身] nhất thân 55. [一時] nhất thì, nhất thời 56. [一切] nhất thiết, nhất thế 57. [一瞬] nhất thuấn 58. [一說] nhất thuyết 59. [一笑千金] nhất tiếu thiên kim 60. [一直] nhất trực 61. [一致] nhất trí 62. [一朝一夕] nhất triêu nhất tịch 63. [一味] nhất vị 64. [一齣] nhất xuất, nhất xích 65. [千載一時] thiên tải nhất thì 66. [知行合一] tri hành hợp nhất 67. [萬無一失] vạn vô nhất thất
Xem thêm từ Hán Việt
Cùng Học Từ Hán Việt
Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 一 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.
Từ Hán Việt Là Gì?
Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt
Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.
Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.
Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.
Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.