下 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 下 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

下 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 下 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 下 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 下 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 下 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: xia4;
Juytping quảng đông: haa5 haa6;
hạ, há

(Danh)
Phần dưới, chỗ thấp.
§ Đối lại với thượng .
◇Mạnh Tử : Do thủy chi tựu hạ (Li Lâu thượng ) Giống như nước tụ ở chỗ thấp.

(Danh)
Bề dưới, bậc dưới (đối với người trên, cấp trên).
◎Như: bộ hạ tay chân, thủ hạ tay sai, thuộc hạ dưới quyền.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Chu Du vấn trướng hạ thùy cảm tiên xuất (Đệ tứ thập bát hồi) Chu Du hỏi (các tướng) dưới trướng ai dám ra trước (đối địch).

(Danh)
Bên trong, mặt trong.
◎Như: tâm hạ trong lòng, ngôn hạ chi ý hàm ý trong lời nói.

(Danh)
Bên, bề, phía, phương diện.
◎Như: tứ hạ khán nhất khán nhìn xem bốn mặt.
◇Liễu Kì Khanh : Lưỡng hạ tương tư bất tương kiến (Thi tửu ngoạn giang lâu kí ) Hai bên nhớ nhau mà không thấy nhau.

(Danh)
Trong khoảng (không gian) hoặc lúc (thời gian) nào đó.
◎Như: mục hạ bây giờ, hiện tại, thì hạ trước mắt, hiện giờ.

(Danh)
Lượng từ: cái, lần, lượt.
◎Như: suất liễu kỉ hạ ngã mấy lần.
◇Hồng Lâu Mộng : Dụng quyền đầu hướng tha thân thượng lụy liễu kỉ hạ (Đệ tứ thập thất hồi) Dùng nắm tay nhắm trên mình nó đấm mấy quả.

(Tính)
Thấp, kém (bậc, cấp).
◎Như: hạ phẩm , hạ sách , hạ cấp .

(Tính)
Hèn, mọn (thân phận).
◎Như: hạ nhân , hạ lại .

(Tính)
Tiếng tự khiêm.
◎Như: hạ quan , hạ hoài , hạ ngu .

(Tính)
Sau, lúc sau.
◎Như: hạ hồi
hồi sau, hạ nguyệt tháng sau, hạ tinh kì tuần lễ sau.

(Tính)
Bên trong, trong khoảng.
◎Như: tâm hạ lòng này, ngôn hạ chi ý ý trong lời.

(Tính)
Dưới, ít hơn (số lượng).
◎Như: bất hạ nhị thập vạn nhân không dưới hai trăm ngàn người.

(Động)
Ban bố, truyền xuống.
◎Như: hạ chiếu ban bố chiếu vua, hạ mệnh lệnh truyền mệnh lệnh.

(Động)
Vào trong, tiến nhập.
◎Như: hạ thủy , hạ tràng bỉ tái .

(Động)
Gửi đi.
◎Như: hạ thiếp gửi thiếp mời, hạ chiến thư gửi chiến thư.

(Động)
Đánh thắng, chiếm được.
◎Như: bất chiến nhi hạ không đánh mà thắng, liên hạ tam thành hạ liền được ba thành.

(Động)
Đối đãi khiêm tốn, hạ mình xuống (với kẻ dưới).
◎Như: lễ hiền hạ sĩ .
◇Luận Ngữ : Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn , (Công Dã Tràng ) Thông minh và hiếu học, không thẹn phải hạ mình hỏi kẻ dưới mình.

(Động)
Bỏ xuống, dỡ xuống, bỏ vào.
◎Như: hạ hóa dỡ hàng hóa xuống, hạ độc dược bỏ thuốc độc, hạ võng bộ ngư dỡ lưới xuống bắt cá.

(Động)
Lấy dùng, sử dụng.
◎Như: hạ kì , hạ đao , hạ bút như hữu thần .

(Động)
Đi, đi đến.
◎Như: nam hạ đi đến phương nam, hạ hương thị sát đến làng thị sát.
◇Lí Bạch : Cố nhân tây từ Hoàng hạc lâu, Yên hoa tam nguyệt hạ Dương Châu 西, (Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên ) Cố nhân từ biệt lầu Hoàng hạc, sang phía tây, Vào tháng ba tiết xuân hoa nở thịnh đi đến Dương Châu.

(Động)
Coi thường, khinh thị.

(Động)
Sinh, đẻ.
◎Như: mẫu kê hạ đản gà mẹ đẻ trứng.

(Động)
Trọ, ở, lưu túc.
◇Tây sương kí 西: Quan nhân yếu hạ a, yêm giá lí hữu can tịnh đích điếm , (Đệ nhất bổn , Đệ nhất chiết ).

(Phó)
Biểu thị động tác hoàn thành hoặc kết thúc.
◎Như: tọa hạ .
◇Lỗ Tấn : Tâm mãn ý túc đích đắc thắng đích thảng hạ liễu 滿 (A Q chánh truyện Q) Hả lòng hả dạ đắc thắng nằm thẳng cẳng xuống giường.

(Phó)
Chịu được.
◎Như: hoàn tọa đắc hạ ma? ?Một âm là .

(Động)
Xuống, từ trên xuống dưới.
◎Như: há vũ rơi mưa, há sơn xuống núi, há lâu xuống lầu.

(Động)
Cuốn.
◎Như: há kì cuốn cờ, há duy cuốn màn.

Nghĩa chữ nôm của từ 下

hạ, như "hạ giới; hạ thổ; sinh hạ" (vhn)
1. [地下] địa hạ 2. [低下] đê hạ 3. [陛下] bệ hạ 4. [部下] bộ hạ 5. [閣下] các hạ 6. [以下] dĩ hạ 7. [江河日下] giang hà nhật hạ 8. [下等] hạ đẳng 9. [下輩子] hạ bối tử 10. [下筆] hạ bút 11. [下顧] hạ cố 12. [下肢] hạ chi 13. [下游] hạ du 14. [下界] hạ giới 15. [下價] hạ giá 16. [下囘] hạ hồi 17. [下弦] hạ huyền 18. [下氣] hạ khí 19. [下吏] hạ lại 20. [下流] hạ lưu 21. [下馬] hạ mã 22. [下午] hạ ngọ 23. [下獄] hạ ngục 24. [下議院] hạ nghị viện 25. [下元] hạ nguyên 26. [下官] hạ quan 27. [下國] hạ quốc 28. [下士] hạ sĩ 29. [下層] hạ tằng 30. [下賜] hạ tứ 31. [下臣] hạ thần 32. [下世] hạ thế 33. [下壽] hạ thọ 34. [下土] hạ thổ 35. [下手] hạ thủ 36. [下場] hạ tràng 37. [下旬] hạ tuần 38. [下問] hạ vấn 39. [在下] tại hạ 40. [足下] túc hạ 41. [上下] thượng hạ, thướng há

Xem thêm từ Hán Việt

  • chi cao từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • oan nghiệt từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thế cục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • dạ du từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chương trình từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 下 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: