Định nghĩa - Khái niệm
也 từ Hán Việt nghĩa là gì?
Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ 也 trong từ Hán Việt và cách phát âm 也 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 也 từ Hán Việt nghĩa là gì.
Pinyin: ye3;
Juytping quảng đông: jaa5;
dã
(Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị phán đoán hoặc khẳng định.
◇Mạnh Tử 孟子: Thị bất vi dã, phi bất năng dã 是不爲也, 非不能也 (Lương Huệ Vương chương cú thượng 梁惠王章句上) Ấy là không làm, chứ không phải là không làm nổi vậy.
◇Cao Bá Quát 高伯适: Bất tài diệc nhân dã 不才亦人也 (Cái tử 丐子) (Dù) hèn hạ (nhưng) cũng là người vậy.
(Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị nghi vấn.
◇Luận Ngữ 論語: Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã 是可忍也, 孰不可忍也 (Bát dật 八佾) Sự ấy nhẫn tâm làm được thì việc gì mà chẳng nhẫn tâm làm?
(Trợ) Đặt ở cuối câu, biểu thị cảm thán.
◎Như: bi dã 悲也 buồn thay!
(Trợ) Hoặc giả, hay là.
◇Thủy hử truyện 水滸傳: Nhĩ kiến ngã phủ lí na cá môn tử, khước thị đa thiểu niên kỉ, hoặc thị hắc sấu dã bạch tịnh phì bàn? 你見我府裡那個門子, 卻是多少年紀, 或是黑瘦也白淨肥胖? (Đệ tứ thập hồi) Anh thấy người giữ cổng ở phủ ta (trạc độ) bao nhiêu tuổi, có phải là gầy đen hay béo mập trắng trẻo?
(Trợ) Đặt đầu câu: vậy.
◇Sầm Tham 岑參: Dã tri hương tín nhật ưng sơ 也知鄉信日應疏 (Phó Bắc Đình độ lũng tư gia 赴北庭度隴思家) Vậy biết rằng tin tức quê nhà ngày (hẳn) càng phải thưa dần.
(Phó) Cũng.
◎Như: ngã đổng, nhĩ dã đổng 我懂, 你也懂 tôi hiểu, anh cũng hiểu.Nghĩa chữ nôm của từ 也
dã, như "dã cánh; dã rượu" (vhn)
dạ, như "gọi dạ bảo vâng" (btcn)
giã, như "giã gạo" (btcn)
1. [維也納] duy dã nạp
Xem thêm từ Hán Việt
Cùng Học Từ Hán Việt
Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 也 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.
Từ Hán Việt Là Gì?
Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt
Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.
Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.
Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.
Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.