信 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 信 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

信 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 信 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 信 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 信 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 信 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: xin4, shen1;
Juytping quảng đông: seon3;
tín, thân

(Danh)
Sự thành thực, lòng thành thực.
◇Luận Ngữ : Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã , (Vi chánh ) Người mà không có đức thành thì không hiểu sao làm nên việc được.

(Danh)
Bức thư.
◎Như: thư tín thư từ.

(Danh)
Tin tức, âm tấn.
◎Như: âm tín tin tức, âm hao, hung tín tin xấu, tin chẳng lành, sương tín tin sương.

(Danh)
Sứ giả.

(Danh)
Vật làm tin, bằng chứng.
◎Như: ấn tín ấn làm bằng.

(Danh)
Tên thứ đá độc, tín thạch tức thứ đá ăn chết người, sản xuất ở Tín Châu , còn gọi là tì sương .

(Danh)
Họ Tín.

(Động)
Tin theo, không nghi ngờ.
◎Như: tương tín tin nhau, tín dụng tin dùng.

(Động)
Kính ngưỡng, sùng bái.
◎Như: tín phụng tôn thờ.

(Động)
Hiểu, biết.
◇Liêu trai chí dị : Ngã phụ mẫu giai tiên nhân, hà khả dĩ mạo tín kì niên tuế hồ , (Thanh Nga ) Cha mẹ tôi đều là tiên, đâu có thể coi vẻ mặt mà biết tuổi được.

(Động)
Ngủ trọ hai đêm liền.
◇Tả truyện : Tín vu thành hạ nhi hoàn (Tương Công thập bát niên ) Trọ lại dưới thành hai đêm mà về.

(Phó)
Thật, thật là, quả thật.
◇Liễu Tông Nguyên : Vi nông tín khả lạc, Cư sủng chân hư vinh , (Du Thạch Giác ) Làm nhà nông quả thật vui sướng, Hưởng ân sủng đúng là vinh hoa hão.

(Phó)
Tùy ý, tùy tiện, để mặc, buông trôi.
◎Như: tín khẩu khai hà nói năng bừa bãi, tín thủ niêm lai (viết văn) dụng ý hết sức tự nhiên.
◇Bạch Cư Dị : Đê mi tín thủ tục tục đàn, Thuyết tận tâm trung vô hạn sự , (Tì bà hành ) Cúi mày để mặc cho tay tự do tiếp tục gảy đàn, Nói ra hết thảy những điều không bờ bến trong lòng.Một âm là thân.

(Động)
Duỗi ra.
§ Thông thân .
◇Dịch Kinh : Vãng giả khuất dã, lai giả thân dã , (Hệ từ hạ ) Cái đã qua thì co rút lại, cái sắp tới thì duỗi dài ra.

(Động)
Trình bày, trần thuật.
§ Thông thân .

Nghĩa chữ nôm của từ 信


tín, như "tín đồ; tín hiệu; thư tín" (vhn)
tin, như "tin tức" (btcn)

1. [印信] ấn tín 2. [音信] âm tín 3. [不信] bất tín 4. [憑信] bằng tín 5. [背信] bội tín 6. [半信半疑] bán tín bán nghi 7. [報信] báo tín 8. [抱柱信] bão trụ tín 9. [家信] gia tín 10. [喜信] hỉ tín 11. [凶信] hung tín 12. [叵信] phả tín 13. [信徒] tín đồ 14. [信條] tín điều 15. [信紙] tín chỉ 16. [信用] tín dụng 17. [信號] tín hiệu 18. [信口] tín khẩu 19. [信口胡說] tín khẩu hồ thuyết 20. [信女] tín nữ 21. [信仰] tín ngưỡng 22. [信義] tín nghĩa 23. [信任] tín nhiệm, tín nhậm 24. [信服] tín phục 25. [信風] tín phong 26. [信差] tín sai 27. [信息] tín tức 28. [信心] tín tâm 29. [信水] tín thủy 30. [信物] tín vật

Xem thêm từ Hán Việt

  • bính truất từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • biểu đạt từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ai cập từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • túc cầu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bào lão từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 信 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: