可 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 可 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

可 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 可 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 可 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 可 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 可 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: ke3, ke4;
Juytping quảng đông: hak1 ho2;
khả, khắc

(Động)
Ưng cho, đồng ý, chấp thuận, tán thành.
◎Như: hứa khả ưng thuận.
◇Sử Kí : Thủy Hoàng khả kì nghị, thu khứ thi thư bách gia chi ngữ dĩ ngu bách tính, sử thiên hạ vô dĩ cổ phi kim , , 使 (Lí Tư truyện ) (Tần) Thủy Hoàng chuẩn y lời tấu ấy, thu các sách Kinh Thi, Kinh Thư, Bách gia để làm trăm họ ngu tối, khiến cho thiên hạ không được lấy xưa mà chê nay.

(Động)
Hợp, thích nghi.
◇Trang Tử : Kì vị tương phản, nhi giai khả ư khẩu , (Thiên vận ) Vị nó khác nhau, nhưng đều vừa miệng (hợp khẩu, ngon miệng).

(Động)
Khỏi bệnh.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Đãi quân sư bệnh khả, hành chi vị trì , (Đệ bát thập hồi) Đợi quân sư (Khổng Minh) khỏi bệnh rồi làm theo cũng chưa muộn.

(Động)
Đáng.
◎Như: khả quý đáng quý, khả kính đáng kính.

(Phó)
Có thể, được, đủ.
◎Như: nhĩ khả dĩ tẩu liễu anh có thể đi được rồi.
◇Vương Sung : Nhân chi tính, thiện khả biến vi ác, ác khả biến vi thiện , , (Luận hành , Suất tính ) Tính người ta, lành có thể biến thành ác, ác có thể biến thành lành.

(Phó)
Khoảng, ước chừng.
◇Vương Duy : Lạc Dương nữ nhi đối môn cư, Tài khả dong nhan thập ngũ dư , (Lạc Dương nữ nhi hành ) Cô gái người Lạc Dương ở nhà trước mặt, Dung mạo vừa hơn khoảng mười lăm tuổi.

(Phó)
Biểu thị nghi vấn: có không, phải chăng.
◎Như: nhĩ khả tri đạo anh có biết không? nhĩ khả tưởng quá anh đã nghĩ tới chưa?

(Phó)
Biểu thị phản vấn: sao lại, vì sao.
◇Sầm Tham : Khả tri niên tứ thập, Do tự vị phong hầu , (Bắc đình tác ) Làm sao biết đến tuổi bốn mươi, Vẫn chưa được phong hầu.

(Phó)
Thật, thật là.
◇Thủy hử truyện : Cốc vũ sơ tình, khả thị lệ nhân thiên khí , (Đệ thất thập tam hồi) Ngày cốc vũ (hai mươi hoặc hai mươi mốt tháng tư âm lịch) vừa tạnh ráo, khí trời thật là tươi đẹp.(Liên) Nhưng, song.
◎Như: tha tuy nhiên bổn, khả ngận dụng công , anh ta tuy cục mịch, nhưng lại rất cần cù.

(Tính)
Tốt, đẹp.
◎Như: khả nhân người có tính tình đức hạnh tốt.

(Danh)
Họ Khả.Một âm là khắc.

(Danh)
Khắc Hàn các nước bên Tây Vực gọi vua chúa họ là Khắc Hàn.

Nghĩa chữ nôm của từ 可


khả, như "khải ái; khả năng; khả ố" (vhn)
khá, như "khá giả; khá khen" (btcn)

1. [不可] bất khả 2. [不可抗] bất khả kháng 3. [不可抗力] bất khả kháng lực 4. [不可思議] bất khả tư nghị 5. [奇貨可居] kì hóa khả cư 6. [可惡] khả ố 7. [可愛] khả ái 8. [可以] khả dĩ 9. [可賀] khả hạ 10. [可汗] khả hàn 11. [可口] khả khẩu 12. [可看] khả khán 13. [可憐] khả liên 14. [可能] khả năng 15. [可疑] khả nghi 16. [可人] khả nhân 17. [可觀] khả quan 18. [可惜] khả tích 19. [可是] khả thị 20. [可笑] khả tiếu 21. [兩可] lưỡng khả 22. [乍可] sạ khả

Xem thêm từ Hán Việt

  • lợi khí từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • a lạp pháp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đương cục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cương cường từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bố tố từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 可 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: