Định nghĩa - Khái niệm
失 từ Hán Việt nghĩa là gì?
Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ 失 trong từ Hán Việt và cách phát âm 失 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 失 từ Hán Việt nghĩa là gì.
Pinyin: shi1;
Juytping quảng đông: sat1;
thất
(Động) Mất.
◎Như: di thất 遺失 bỏ mất, thất nhi phục đắc 失而復得 mất rồi mà lấy lại được, thất hồn lạc phách 失魂落魄 hết hồn hết vía, tam sao thất bản 三抄失本 ba lần chép lại thì đã làm mất hết cả gốc, ý nói mỗi lần chép lại là mỗi lần sai đi.
(Động) Làm sai, làm trái.
◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Công thiết vật thất tín 公切勿失信 (Đệ thập nhất hồi) Xin ông chớ sai hẹn.
(Động) Lạc.
◎Như: mê thất phương hướng 迷失方向 lạc hướng.
(Động) Để lỡ, bỏ qua.
◎Như: thác thất lương ki 錯失良機 để lỡ cơ hội tốt, ki bất khả thất 機不可失 cơ hội không thể bỏ qua (cơ hội nghìn năm một thuở).
(Danh) Lầm lỗi, sơ hở.
◎Như: quá thất 過失 sai lầm, trí giả thiên lự tất hữu nhất thất 智者千慮必有一失 người trí suy nghĩ chu đáo mà vẫn khó tránh khỏi sai sót.Có khi dùng như chữ dật 佚.Nghĩa chữ nôm của từ 失
thất, như "thất bát, thất sắc" (vhn)
thắt, như "thắt lại" (btcn)
1. [冒冒失失] mạo mạo thất thất 2. [失敗] thất bại 3. [失業] thất nghiệp 4. [失事] thất sự 5. [萬無一失] vạn vô nhất thất
Xem thêm từ Hán Việt
Cùng Học Từ Hán Việt
Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 失 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.
Từ Hán Việt Là Gì?
Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt
Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.
Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.
Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.
Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2025.