Định nghĩa - Khái niệm
好 từ Hán Việt nghĩa là gì?
Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ 好 trong từ Hán Việt và cách phát âm 好 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 好 từ Hán Việt nghĩa là gì.
Pinyin: hao3, hao4;
Juytping quảng đông: hou2 hou3;
hảo, hiếu
(Tính) Tốt, lành, đẹp, hay, giỏi, khéo, đúng.
◎Như: hảo phong cảnh 好風景 phong cảnh đẹp, hảo nhân hảo sự 好人好事 người tốt việc hay.
(Tính) Thân, hữu ái.
◎Như: hảo bằng hữu 好朋友 bạn thân, tương hảo 相好 chơi thân với nhau.
(Tính) Không hư hỏng, hoàn chỉnh.
◎Như: hoàn hảo như sơ 完好如初 hoàn toàn như mới.
(Tính) Khỏe mạnh, khỏi (bệnh).
◎Như: bệnh hảo liễu 病好了 khỏi bệnh rồi.
(Phó) Rất, lắm, quá.
◎Như: hảo cửu 好久 lâu lắm, hảo lãnh 好冷 lạnh quá.
(Phó) Xong, hoàn thành, hoàn tất.
◎Như: giao đãi đích công tác tố hảo liễu 交待的工作做好了 công tác giao phó đã làm xong, cảo tử tả hảo liễu 稿子寫好了 bản thảo viết xong rồi.
(Phó) Dễ.
◎Như: giá vấn đề hảo giải quyết 這問題好解決 vấn đề này dễ giải quyết.
(Phó) Đặt trước từ số lượng hoặc từ thời gian để chỉ số nhiều hoặc thời gian dài.
◎Như: hảo đa đồng học 好多同學 nhiều bạn học, hảo kỉ niên 好幾年 đã mấy năm rồi.
(Thán) Thôi, được, thôi được.
◎Như: hảo, bất dụng sảo lạp 好, 不用吵啦 thôi, đừng cãi nữa, hảo, tựu giá ma biện 好, 就這麼辦 được, cứ làm như thế.Một âm là hiếu.
(Động) Yêu thích.
◇Tam quốc diễn nghĩa 三國演義: Na nhân bất thậm hiếu độc thư 那人不甚好讀書 (Đệ nhất hồi 第一回) Người đó (Lưu Bị 劉備) không thích đọc sách.
(Phó) Hay, thường hay.
◎Như: hiếu ngoạn 好玩 hay đùa, hiếu cật 好吃 hay ăn, hiếu tiếu 好笑 hay cười, hiếu khốc 好哭 hay khóc.Nghĩa chữ nôm của từ 好
háo, như "háo danh; háo hức" (vhn)
háu, như "háu đói; hau háu" (btcn)
hảo, như "hoàn hảo; hảo tâm" (btcn)
hão, như "hão huyền; hứa hão" (btcn)
hếu, như "trắng hếu" (btcn)
hiếu, như "hiếu chiến, hiếu thắng; hiếu động" (btcn)
hấu, như "dưa hấu" (gdhn)
hẩu, như "hẩu lốn" (gdhn)
1. [安好] an hảo 2. [倒好] đảo hảo 3. [百年好合] bách niên hảo hợp 4. [交好] giao hiếu, giao hảo 5. [好歹] hảo đãi 6. [好高騖遠] hảo cao vụ viễn 7. [好逑] hảo cầu 8. [好名] hảo danh, hiếu danh 9. [好項] hảo hạng 10. [好學] hảo học, hiếu học 11. [好合] hảo hợp 12. [好漢] hảo hán 13. [好看] hảo khán 14. [好色] hảo sắc, hiếu sắc 15. [好事] hảo sự, hiếu sự 16. [好生] hảo sinh, hiếu sinh 17. [好像] hảo tượng 18. [好處] hảo xứ, hảo xử 19. [友好] hữu hảo 20. [和好] hòa hảo 21. [好動] hiếu động 22. [好戰] hiếu chiến 23. [好奇] hiếu kì 24. [好勝] hiếu thắng 25. [完好] hoàn hảo 26. [夫婦好合] phu phụ hảo hợp 27. [嗜好] thị hiếu 28. [說好] thuyết hảo
Xem thêm từ Hán Việt
Cùng Học Từ Hán Việt
Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 好 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.
Từ Hán Việt Là Gì?
Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt
Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.
Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.
Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.
Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2025.