子 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 子 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

子 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 子 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 子 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 子 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 子 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: zi3, zi5;
Juytping quảng đông: zi2;
tử, tí

(Danh)
Con trai.
◎Như: tứ tử nhị nữ bốn con trai hai con gái, phụ tử cha con.
§ Ghi chú: Ngày xưa, bất luận trai gái đều gọi là tử.
◇Luận Ngữ : Khổng Tử dĩ kì huynh chi tử thế chi (Tiên tiến ) Khổng Tử đem con gái của anh mình gả (cho ông Nam Dung).

(Danh)
Thế hệ sau, con cháu.
◇Thạch Sùng : Ngã bổn Hán gia tử (Vương minh quân từ ) Ta vốn là con cháu nhà Hán.

(Danh)
Chim thú còn nhỏ.
◎Như: bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử , không vào hang cọp, làm sao bắt được cọp con.

(Danh)
Mầm giống các loài động vật, thực vật.
◎Như: ngư tử giống cá, tàm tử giống tằm, đào tử giống đào, lí tử giống mận.

(Danh)
Nhà thầy, đàn ông có đức hạnh học vấn đều gọi là tử
(mĩ xưng).
◎Như: Khổng Tử , Mạnh Tử .

(Danh)
Con cháu gọi người trước cũng gọi là tiên tử , vợ gọi chồng là ngoại tử , chồng gọi vợ là nội tử đều là tiếng xưng hô tôn quý cả.

(Danh)
Tiếng để gọi người ít tuổi hoặc vai dưới.
◎Như: tử đệ con em.
◇Luận Ngữ : Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ , (Thuật nhi ) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.

(Danh)
Gã, dùng để gọi các kẻ tầm thường.
◎Như: chu tử chú lái đò, sĩ tử chú học trò.

(Danh)
Tước Tử
, tước thứ tư trong năm tước.
§ Xem thêm hầu .

(Đại)
Ngôi thứ hai: ngươi, mi, mày, v.v.
§ Cũng như nhĩ , nhữ .
◇Sử Kí : Tử diệc tri tử chi tiện ư vương hồ? (Trương Nghi truyện ) Phu nhân cũng biết là phu nhân sẽ không được nhà vua yêu quý không?

(Tính)
Nhỏ, non.
◎Như: tử kê gà giò, tử khương gừng non, tử trư heo sữa.

(Tính)
(Phần) lời, (phần) lãi, (số) lẻ. Đối với mẫu .
◎Như: phần vốn là mẫu tài , tiền lãi là tử kim .

(Động)
Vỗ về, thương yêu, chiếu cố.
§ Như chữ từ .
◇Chiến quốc sách : Chế hải nội, tử nguyên nguyên, thần chư hầu, phi binh bất khả , , , (Tần sách , Tô Tần ) Thống trị hải nội, thân ái trăm họ, chư hầu phải thần phục, không dùng binh không được.

(Trợ)
Tiếng giúp lời.
◎Như: tập tử cái cặp, tráp tử cái thẻ.Một âm là .

(Danh)
Chi đầu trong mười hai địa chi .

(Danh)
Giờ
, từ mười một giờ đêm đến một giờ sáng.
◇Tây sương kí 西: Niên phương nhị thập tam tuế, chính nguyệt thập thất nhật Tí thời kiến sinh , (Đệ nhất bổn ) Năm nay vừa mới hai mươi ba tuổi, sinh giữa giờ Tí ngày mười bảy tháng giêng.

Nghĩa chữ nôm của từ 子


tí, như "giờ tí" (vhn)
tử, như "phụ tử" (btcn)
tở, như "tở (lanh lẹ)" (gdhn)

1. [哀子] ai tử 2. [隱君子] ẩn quân tử 3. [啞子吃黃連] á tử cật hoàng liên 4. [惡子] ác tử 5. [弟子] đệ tử 6. [童子] đồng tử 7. [嫡子] đích tử 8. [吊嗓子] điếu tảng tử 9. [電子郵件] điện tử bưu kiện 10. [包子] bao tử 11. [白附子] bạch phụ tử 12. [敗子] bại tử 13. [蒲窩子] bồ oa tử 14. [胞子] bào tử 15. [胞子蟲] bào tử trùng 16. [半子] bán tử 17. [膏粱之子] cao lương chi tử 18. [膏粱子弟] cao lương tử đệ 19. [骨子] cốt tử 20. [舉子] cử tử 21. [舅子] cữu tử 22. [鉅子] cự tử 23. [巨子] cự tử 24. [孤哀子] cô ai tử 25. [孤子] cô tử 26. [公子] công tử 27. [鞠子] cúc tử 28. [種子] chủng tử 29. [諸子] chư tử 30. [支子] chi tử 31. [贅子] chuế tử 32. [假子] giả tử 33. [甲子] giáp tí 34. [下輩子] hạ bối tử 35. [孩子] hài tử 36. [耗子] háo tử 37. [孝子] hiếu tử 38. [划子] hoa tử 39. [孔子] khổng tử 40. [姜子牙] khương tử nha 41. [利子] lợi tử 42. [犁牛之子] lê ngưu chi tử 43. [孟子] mạnh tử 44. [墨子] mặc tử 45. [偽君子] ngụy quân tử 46. [五味子] ngũ vị tử 47. [原子] nguyên tử 48. [原子能] nguyên tử năng 49. [兒子] nhi tử 50. [佛子] phật tử 51. [榧子] phỉ tử 52. [附子] phụ tử 53. [分子] phân tử, phần tử 54. [騙子] phiến tử 55. [冠子] quan tử, quán tử 56. [君子] quân tử 57. [君子花] quân tử hoa 58. [史君子] sử quân tử 59. [哨子] sáo tử 60. [士君子] sĩ quân tử 61. [士子] sĩ tử 62. [俗子] tục tử 63. [臊子] táo tử 64. [從子] tòng tử 65. [世子] thế tử 66. [探子] thám tử 67. [仙子] tiên tử 68. [裝幌子] trang hoảng tử 69. [陳穀子爛芝麻] trần cốc tử lạn chi ma 70. [仲子] trọng tử 71. [冢子] trủng tử 72. [院子] viện tử 73. [赤子] xích tử 74. [刷子] xoát tử

Xem thêm từ Hán Việt

  • bút kí từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phủ ngưỡng chi gian từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bào huynh đệ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bốc cư từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cổ hành từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 子 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: