Định nghĩa - Khái niệm
得 từ Hán Việt nghĩa là gì?
Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ 得 trong từ Hán Việt và cách phát âm 得 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 得 từ Hán Việt nghĩa là gì.
Pinyin: de2, de5, dei3;
Juytping quảng đông: dak1;
đắc
(Động) Được. Trái với thất 失.
◎Như: duật bạng tương tranh, ngư ông đắc lợi 鷸蚌相爭, 漁翁得利 cò trai tranh nhau, lão chài được lợi.
(Động) Là, thành (kết quả tính toán).
◎Như: tam tam đắc cửu 三三得九 ba lần ba là chín.
(Động) Gặp khi, có được.
◎Như: đắc tiện 得便 gặp khi thuận tiện, đắc không 得空 có được rảnh rỗi.
(Động) Hợp, trúng, thích nghi.
◎Như: đắc thể 得體 hợp thể thức, đắc pháp 得法 trúng cách, đắc kế 得計 mưu kế được dùng.
(Động) Tham được.
◇Luận Ngữ 論語: Cập kì lão dã, huyết khí kí suy, giới chi tại đắc 及其老也, 血氣既衰, 戒之在得 (Quý thị 季氏) Về già, khí huyết đã suy, nên răn ở lòng tham được.
(Động) Thích ý, tự mãn.
◇Sử Kí 史記: Ý khí dương dương, thậm tự đắc dã 意氣揚揚, 甚自得也 (Quản Yến truyện 管晏傳) Ý khí vênh vang, rất lấy làm tự đắc.
(Động) Có thể được.
◎Như: đắc quá thả quá 得過且過 được sao hay vậy.
(Động) Dùng trong câu nói, để biểu thị ý phản đối, cấm cản hoặc đồng ý: được, thôi.
◎Như: đắc liễu, biệt tái xuất sưu chủ ý liễu 得了, 別再出餿主意了 thôi đi, đừng có đưa ra cái ý kiến chẳng hay ho đó ra nữa, đắc, ngã môn tựu chiếu nhĩ đích phương pháp khứ tố 得, 我們就照你的方法去做 được rồi, chúng tôi cứ theo phương pháp của anh mà làm.
(Trợ) Đứng sau động từ và trước tính từ: chỉ hiệu quả, trình độ.
◎Như: bào đắc khoái 跑得快 chạy nhanh.
(Trợ) Đứng sau động từ, chỉ khả năng: có thể, được.
◎Như: quá đắc khứ 過得去 qua được, tố đắc hoàn 做得完 làm xong được, nhất định học đắc hội 一定學得會 nhất định học thì sẽ hiểu được.
(Trợ) Đặt sau tính từ và trước hư từ: chỉ cường độ.
◎Như: nhiệt đắc hận 熱得恨 nóng quá.
(Phó) Cần, phải, nên.
◎Như: nhĩ đắc tiểu tâm 你得小心 anh phải cẩn thận.
(Phó) Tương đương với hà 何, khởi 豈, na 那, chẩm 怎. Nào, ai, há.
◇Đỗ Phủ 杜甫: Bỉ thương hồi hiên nhân đắc tri 彼蒼回軒人得知 (Hậu khổ hàn hành 後苦寒行) Ông xanh hỡi, về mái hiên nhà ai kẻ biết?Nghĩa chữ nôm của từ 得
đắc, như "đắc tội; đắc ý, tự đắc" (vhn)
được, như "được lòng, được mùa, được thể" (btcn)
đác, như "lác đác" (gdhn)
đắt, như "đắt đỏ; đắt khách" (gdhn)
1. [安得] an đắc 2. [巴不得] ba bất đắc 3. [不得] bất đắc 4. [不得已] bất đắc dĩ 5. [不相得] bất tương đắc 6. [苟得] cẩu đắc 7. [顧不得] cố bất đắc 8. [種瓜得瓜種豆得豆] chủng qua đắc qua 9. [免不得] miễn bất đắc 10. [偶得] ngẫu đắc 11. [取得] thủ đắc
Xem thêm từ Hán Việt
Cùng Học Từ Hán Việt
Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 得 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.
Từ Hán Việt Là Gì?
Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt
Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.
Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.
Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.
Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2025.