微 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 微 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

微 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 微 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 微 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 微 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 微 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: wei1, wei2;
Juytping quảng đông: mei4;
vi

(Động)
Trốn, giấu, ẩn tàng.
◇Tả truyện : Bạch Công bôn san nhi ải, kì đồ vi chi , (Ai Công thập lục niên ) Bạch Công chạy tới núi tự ải, đồ đệ của ông đi trốn.

(Động)
Không có.
◇Luận Ngữ : Vi Quản Trọng ngô kì bỉ phát tả nhẫm hĩ (Hiến vấn ) Nếu không có ông Quản Trọng, ta tất bị búi tóc mặc áo trái vạt vậy (như người Di , Địch ).
§ Ý nói Quản Trọng đã có công chống với Di, Địch.

(Động)
Chẳng phải.
◇Thi Kinh : Vi ngã vô tửu (Bội phong , Bách chu ) Chẳng phải là em không có rượu.

(Động)
Dò xét, trinh sát.
◇Hán Thư : Giải sử nhân vi tri tặc xứ 使 (Quách Giải truyện ) (Quách) Giải sai người dò biết chỗ ở của giặc.

(Tính)
Mầu nhiệm, kì diệu, tinh thâm, ảo diệu.
◎Như: tinh vi , vi diệu tinh tế, mầu nhiệm, không thể nghĩ bàn được.

(Tính)
Nhỏ, bé.
◎Như: vi tội tội nhỏ, vi lễ lễ mọn.

(Tính)
Suy yếu, tàn tạ.
◎Như: suy vi suy yếu.
◇Hàn Dũ : Mao huyết nhật ích suy, chí khí nhật ích vi , (Tế thập nhị lang văn ) Khí huyết ngày một kém, chí khí ngày một mòn.

(Tính)
Thấp kém, ti tiện, hèn hạ.
◎Như: xuất thân hàn vi xuất thân nghèo hèn.
◇Sử Kí : Lữ Thái Hậu giả, Cao Tổ vi thì phi dã , (Lữ thái hậu bổn kỉ ) Lữ Thái Hậu là vợ của Cao Tổ từ lúc còn hàn vi.

(Tính)
Ít.
◎Như: vi thiểu ít ỏi.

(Tính)
Cực kì nhỏ, cực kì ngắn, cực kì bén nhạy.
◎Như: vi ba microwave, vi âm khí microphone.

(Tính)
Tối tăm, không sáng.
◇Thi Kinh : Bỉ nguyệt nhi vi, Thử nhật nhi vi , (Tiểu nhã , Thập nguyệt chi giao ) Mặt trăng kia tối tăm, Mặt trời này tối tăm.
◇Tạ Linh Vận : Xuất cốc nhật thượng tảo, Nhập chu dương dĩ vi , (Thạch bích tinh xá hoàn hồ trung tác ) Ra khỏi hang còn sáng, Xuống thuyền mặt trời đã tối.

(Phó)
Ẩn, giấu, lén.
◎Như: vi phục đổi lốt áo xấu không cho ai biết mình, vi hành đi lẻn (người tôn quý đi ra ngoài mà không muốn người khác biết).

(Phó)
Không chỉ, chẳng phải một mình.
§ Cũng như bất cận , bất độc .
◇Kỉ Quân : Tử tội chí trọng, vi ngã nan giải thoát, tức Thích Ca Mâu Ni, diệc vô năng vi lực dã , , , (Duyệt vi thảo đường bút kí ) Tội này rất nặng, chẳng phải chỉ mình ta khó mà giải thoát, ngay cả đức Thích Ca Mâu Ni, cũng không có khả năng làm được.

(Phó)
Nhỏ, nhẹ.
◎Như: vi tiếu cười khẽ, cười mỉm, niêm hoa vi tiếu cầm hoa mỉm cười.

(Danh)
Lượng từ: đơn vị thời gian biến đổi về khí tượng thời tiết ngày xưa: năm ngày là một vi .

(Danh)
Con số cực nhỏ: về chiều dài, bằng một phần triệu của một tấc (thốn ); về độ tròn (viên độ), bằng một phần sáu mươi của một giây (miểu ).

(Danh)
Tên nước cổ.

(Danh)
Họ Vi.

Nghĩa chữ nôm của từ 微

vi, như "tinh vi, vi rút" (vhn)
1. [隱微] ẩn vi 2. [白玉微瑕] bạch ngọc vi hà 3. [寒微] hàn vi 4. [些微] ta vi 5. [式微] thức vi 6. [精微] tinh vi 7. [側微] trắc vi 8. [微妙] vi diệu

Xem thêm từ Hán Việt

  • bạch y từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • giả tử từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lộ thiên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đao thương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • miếu chúc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 微 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: