文 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 文 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

文 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 文 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 文 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 文 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 文 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: wen2, wen4;
Juytping quảng đông: man4 man6;
văn, vấn

(Danh)
Vân, đường vằn.
◇Vương Sung : Phúc xà đa văn (Luận hành , Ngôn độc ) Rắn hổ mang có nhiều vằn.

(Danh)
Họp nhiều chữ lại thành bài gọi là văn.
◎Như: soạn văn làm bài văn.

(Danh)
Chữ viết, văn tự.
§ Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn , gộp cả hình với tiếng gọi là tự .
◎Như: Trung văn chữ Trung quốc, Anh văn chữ Anh, giáp cốt văn chữ viết trên mai rùa, trên xương.

(Danh)
Cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là văn.
◎Như: văn minh , văn hóa .

(Danh)
Lễ tiết, nghi thức.
◎Như: phồn văn nhục tiết lễ nghi phiền phức.
◇Luận Ngữ : Văn Vương kí một, văn bất tại tư hồ , (Tử Hãn ) Vua Văn Vương mất rồi, lễ nhạc, chế độ (của ông ấy) không truyền lại sao!

(Danh)
Phép luật, điển chương.
◎Như: vũ văn múa mèn phép luật (buộc người tội oan).
◇Sử Kí : Lại sĩ vũ văn lộng pháp, khắc chương ngụy thư , (Hóa thực liệt truyện ) Quan lại múa may khinh thường pháp luật, cạo sửa ngụy tạo điển sách.

(Danh)
Hiện tượng.
◎Như: thiên văn hiện tượng trong không trung (mặt trời, mặt trăng, các hành tinh), nhân văn địa lí hiện tượng đời sống con người trên mặt đất, sông ngòi, núi non.

(Danh)
Đồng tiền.
◎Như: nhất văn một đồng tiền.
◇Thủy hử truyện : Ngã tam thập văn mãi nhất bả, dã thiết đắc nhục, thiết đắc đậu hủ! Nhĩ đích điểu đao hữu thậm hảo xứ, khiếu tố bảo đao , , ! , (Đệ thập nhị hồi) Tao (chỉ bỏ) ba mươi tiền cũng mua được một con, thái được thịt, cắt được đậu phụ! Đao đồ bỏ của mày thì hay ở chỗ nào mà gọi là đao báu?

(Danh)
Họ Văn.

(Tính)
Thuộc về văn, văn tự.
§ Đối lại với .
◎Như: văn quan vũ tướng quan văn tướng võ.

(Tính)
Hòa nhã, ôn nhu, lễ độ.
◎Như: văn nhã đẹp tốt, lịch sự, văn tĩnh ôn hòa.

(Tính)
Dịu, yếu, yếu ớt.
◎Như: văn hỏa lửa liu riu.

(Động)
Vẽ hoa văn, thích chữ.
◎Như: văn thân vẽ mình.
◇Thủy hử truyện : Thùy tưởng kim nhật bị Cao Cầu giá tặc khanh hãm liễu ngã giá nhất tràng, văn liễu diện, trực đoán tống đáo giá lí , , (Đệ thập nhất hồi) Ai ngờ bị thằng giặc Cao Cầu hãm hại ta, thích chữ vào mặt, đày thẳng đưa đến đây.Một âm là vấn.

(Động)
Văn sức, che đậy bề ngoài.
◇Luận Ngữ : Tiểu nhân chi quá dã tất vấn (Tử Trương ) Kẻ tiểu nhân tất dùng văn sức bề ngoài để che lỗi của mình.

Nghĩa chữ nôm của từ 文


văn, như "văn chương" (vhn)
von, như "chon von" (btcn)

1. [多文] đa văn 2. [多文為富] đa văn vi phú 3. [白話文] bạch thoại văn 4. [跋文] bạt văn 5. [不成文] bất thành văn 6. [不成文法] bất thành văn pháp 7. [佩文韻府] bội văn vận phủ 8. [博文約禮] bác văn ước lễ 9. [碑文] bi văn 10. [駢文] biền văn 11. [古文] cổ văn 12. [具文] cụ văn 13. [拘文] câu văn 14. [公文] công văn 15. [正文] chánh văn 16. [贅文] chuế văn 17. [今文] kim văn 18. [原文] nguyên văn 19. [人文] nhân văn 20. [册文] sách văn 21. [作文] tác văn 22. [文化] văn hóa 23. [文明] văn minh 24. [偃武修文] yển vũ tu văn

Xem thêm từ Hán Việt

  • ấu học từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ngũ đại châu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thích cổ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • am tường từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bất trí từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 文 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: