權 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 權 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

權 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 權 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 權 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 權 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 權 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: quan2;
Juytping quảng đông: kyun4;
quyền

(Danh)
Quả cân.
◇Luận Ngữ : Cẩn quyền lượng, thẩm pháp độ , (Nghiêu viết ) Sửa lại cẩn thận cân đo, định rõ phép tắc.
◇Trang Tử : Vi chi quyền hành dĩ xưng chi (Khứ khiếp ) Dùng cán cân và quả cân để cân.

(Danh)
Sự ứng biến, thích ứng, tuy trái với đạo thường mà phải lẽ gọi là quyền .
§ Đối lại với kinh .
◇Mạnh Tử : Nam nữ thụ thụ bất thân, lễ dã, tẩu nịch viên chi dĩ thủ, quyền dã , ; , (Li Lâu thượng ) Nam nữ trao và nhận không được trực tiếp gần gũi với nhau, đó là lễ; chị dâu bị đắm chìm đưa tay ra vớt, đó là quyền.

(Danh)
Thế lực.
◎Như: quyền lực thế lực, đại quyền tại ác thế lực lớn trong tay.

(Danh)
Lực lượng và lợi ích, nhân tự nhiên, theo hoàn cảnh phát sinh hoặc do pháp luật quy định, được tôn trọng, gọi là quyền.
◎Như: đầu phiếu quyền quyền bỏ phiếu bầu cử, thổ địa sở hữu quyền quyền sở hữu đất đai.

(Danh)
Xương gò má.

(Danh)
Họ Quyền.

(Động)
Cân nhắc.
◇Mạnh Tử : Quyền nhiên hậu tri khinh trọng, độ nhiên hậu tri trường đoản , (Lương Huệ Vương thượng ) Cân nhắc rồi sau mới biết nhẹ nặng, liệu chừng rồi sau mới biết dài ngắn.

(Phó)
Tạm thời, tạm cứ, cứ.
◎Như: quyền thả như thử tạm làm như thế.
◇Thủy hử truyện : Đương vãn các tự quyền hiết (Đệ nhất hồi) Tối đó, mọi người tạm lui nghỉ.

Nghĩa chữ nôm của từ 權


quyền, như "quyền bính" (vhn)
quàn, như "quàn người chết" (btcn)

1. [奪權] đoạt quyền 2. [版權所有] bản quyền sở hữu 3. [平權] bình quyền 4. [公權] công quyền 5. [機權] cơ quyền 6. [強權] cường quyền 7. [主權] chủ quyền 8. [職權] chức quyền 9. [政權] chính quyền 10. [專權] chuyên quyền 11. [弄權] lộng quyền 12. [利權] lợi quyền 13. [人權] nhân quyền 14. [分權] phân quyền 15. [權利] quyền lợi 16. [事權] sự quyền 17. [三權分立] tam quyền phân lập 18. [僭權] tiếm quyền 19. [全權] toàn quyền 20. [債權] trái quyền

Xem thêm từ Hán Việt

  • cải nhiệm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • huyền diệu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cừu gia từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thành khẩn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khỏa kế từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 權 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: