生 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 生 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

生 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 生 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 生 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 生 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 生 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: sheng1;
Juytping quảng đông: saang1 sang1;
sanh, sinh

(Động)
Ra đời, nẩy nở, lớn lên.
◇Thi Kinh : Ngô đồng sanh hĩ, Vu bỉ triêu dương
˙, (Đại nhã , Quyển a ) Cây ngô đồng mọc lên, Ở bên phía đông trái núi kia.

(Động)
Đẻ ra, nuôi sống.
◎Như: sanh tử đẻ con.
◇Bạch Cư Dị : Toại lệnh thiên hạ phụ mẫu tâm, Bất trọng sanh nam trọng sanh nữ , (Trường hận ca ) Làm cho lòng các bậc cha mẹ trong thiên hạ, (Không coi trọng) không ham đẻ con trai nữa, mà coi trọng sự sinh con gái.

(Động)
Làm ra, gây ra, sản xuất.
◎Như: sanh bệnh phát bệnh, sanh sự gây thêm chuyện, sanh lợi sinh lời.

(Động)
Sống còn.
◎Như: sanh tồn sống còn, sinh hoạt sinh sống.

(Động)
Chế tạo, sáng chế.
◎Như: sanh xuất tân hoa dạng chế tạo ra được một dạng hoa mới.

(Danh)
Sự sống, đời sống.
◇Luận Ngữ : Tử sanh hữu mệnh, phú quý tại thiên , (Nhan Uyên ) (Sự) sống chết có số, phú quý do trời.

(Danh)
Lượng từ: đời, kiếp.
◎Như: tam sanh nhân duyên nhân duyên ba đời, nhất sanh nhất thế suốt một đời.

(Danh)
Mạng sống.
◎Như: sát sinh giết mạng sống, táng sinh mất mạng.

(Danh)
Chỉ chung vật có sống.
◎Như: chúng sanh , quần sanh .

(Danh)
Nghề để kiếm sống, việc làm để kiếm sống.
◎Như: mưu sanh nghề kiếm sống, vô dĩ vi sanh không có gì làm sinh kế.

(Danh)
Người có học, học giả.
◎Như: nho sanh học giả.

(Danh)
Học trò, người đi học.
◎Như: môn sanh đệ tử, học sanh học trò.

(Danh)
Vai trong trong hí kịch.
◎Như: tiểu sanh vai kép, lão sanh vai ông già, vũ sanh vai võ.

(Danh)
Họ Sinh.

(Tính)
Còn sống, chưa chín (nói về trái cây).
◎Như: sanh qua dưa xanh.
◇Thủy hử truyện : Hữu sanh thục ngưu nhục, phì nga, nộn kê , , (Đệ thập nhất hồi) Có thịt bò chín và tái, ngỗng béo, gà non.

(Tính)
Còn sống, chưa nấu chín (nói về thức ăn).
◎Như: sanh nhục thịt sống, sanh thủy nước lã.

(Tính)
Lạ, không quen.
◎Như: sanh nhân người lạ, sanh diện mặt lạ, mặt không quen, sanh tự chữ mới (chưa học).

(Tính)
Chưa rành, thiếu kinh nghiệm.
◎Như: sanh thủ người làm việc còn thiếu kinh nghiệm.

(Tính)
Chưa luyện.
◎Như: sanh thiết sắt chưa tôi luyện.

(Phó)
Rất, lắm.
◎Như: sanh phạ rất sợ, sanh khủng kinh sợ.

(Trợ)
Tiếng đệm câu.
◇Truyền đăng lục : Hoàng Bách vấn vân: Nhữ hồi thái tốc sanh? Sư vân: Chỉ vi lão bà tâm thiết : ? : (Trấn Châu Lâm Tế Nghĩa Huyền thiền sư ) Hoàng Bá hỏi: Sao lại về nhanh thế? Sư trả lời: Vì thầy có lòng thương xót như bà nội.
§ Ghi chú: Ta quen đọc là sinh.

Nghĩa chữ nôm của từ 生


sinh, như "sinh mệnh" (vhn)
sanh, như "sắm sanh" (btcn)
siêng, như "siêng năng" (btcn)
xênh, như "nhà cửa xênh xang" (btcn)
xinh, như "xinh đẹp" (btcn)

1. [蔭生] ấm sinh, ấm sanh 2. [誕生] đản sinh, đản sanh 3. [塗炭生民] đồ thán sinh dân 4. [同生共死] đồng sanh cộng tử 5. [白面書生] bạch diện thư sanh 6. [稟生] bẩm sanh, bẩm sinh 7. [本生] bổn sinh 8. [捕生] bộ sinh 9. [百花生日] bách hoa sinh nhật 10. [半生半熟] bán sinh bán thục 11. [平生] bình sinh, bình sanh 12. [貢生] cống sanh, cống sinh 13. [救生] cứu sinh 14. [九死一生] cửu tử nhất sinh 15. [更生] cánh sinh 16. [眾生] chúng sanh, chúng sinh 17. [諸生] chư sanh, chư sinh 18. [佾生] dật sinh 19. [好生] hảo sinh, hiếu sinh 20. [學生] học sinh 21. [回生] hồi sanh 22. [化生] hóa sanh, hóa sinh 23. [寄生] kí sanh 24. [今生] kim sanh, kim sinh 25. [來生] lai sanh, lai sinh 26. [廩生] lẫm sanh 27. [老蚌生珠] lão bạng sinh châu 28. [陌生] mạch sanh 29. [一生] nhất sanh, nhất sinh 30. [人生朝露] nhân sanh triêu lộ 31. [人生] nhân sinh 32. [人生觀] nhân sinh quan 33. [儒生] nho sanh 34. [生產] sanh sản, sinh sản 35. [生肖] sanh tiếu 36. [畜生] súc sinh 37. [初生] sơ sanh 38. [生活] sinh hoạt, sanh hoạt 39. [生涯] sinh nhai, sanh nhai 40. [哉生明] tai sinh minh 41. [哉生魄] tai sinh phách 42. [三生] tam sanh, tam sinh 43. [畢生] tất sinh, tất sanh 44. [四生] tứ sinh, tứ sanh 45. [再生] tái sanh 46. [喪生] táng sinh 47. [先生] tiên sanh, tiên sinh 48. [全生] toàn sinh, toàn sanh 49. [往生] vãng sanh 50. [無國界醫生組織] vô quốc giới y sinh tổ chức 51. [無生] vô sinh 52. [出生] xuất sanh, xuất sinh

Xem thêm từ Hán Việt

  • đãi công từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cơ đồ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ẩm thực từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sử lệnh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lợi tha từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 生 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: