聞 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 聞 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

聞 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 聞 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 聞 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 聞 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 聞 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: wen2, wen4;
Juytping quảng đông: man4 man6;
văn, vấn

(Động)
Nghe thấy.
◎Như: phong văn mảng nghe, truyền văn nghe đồn, dự văn thân tới tận nơi để nghe, bách văn bất như nhất kiến nghe trăm lần (bằng tai) không bằng thấy một lần (tận mắt).

(Động)
Truyền đạt.
◎Như: phụng văn kính bảo cho biết, đặc văn đặc cách báo cho hay.
◇Lã Thị Xuân Thu : Mưu vị phát nhi văn kì quốc (Trọng ngôn ) Mưu kế chưa thi hành mà đã truyền khắp nước.

(Động)
Nổi danh, nổi tiếng.
◇Lí Bạch : Ngô ái Mạnh phu tử, Phong lưu thiên hạ văn , (Tặng Mạnh Hạo Nhiên ) Ta yêu quý Mạnh phu tử, Phong lưu nổi tiếng trong thiên hạ.

(Động)
Ngửi thấy.
◇Nguyễn Du : Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tải, Thử địa do văn lan chỉ hương , (Tương Đàm điếu Tam Lư Đại Phu ) Người hiếu tu đi đã hai nghìn năm, Đất này còn nghe mùi hương của cỏ lan cỏ chỉ.

(Danh)
Trí thức, hiểu biết.
◎Như: bác học đa văn nghe nhiều học rộng, bác văn cường chí nghe rộng nhớ dai, cô lậu quả văn hẹp hòi nghe ít.

(Danh)
Tin tức, âm tấn.
◎Như: tân văn tin tức (mới), cựu văn truyền văn, điều xưa tích cũ nghe kể lại.
◇Tư Mã Thiên : Võng la thiên hạ phóng thất cựu văn, lược khảo kì hành sự, tống kì chung thủy (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) (Thu nhặt) những chuyện xưa tích cũ bỏ sót trong thiên hạ, xét qua việc làm, tóm lại trước sau.

(Danh)
Họ Văn.Một âm là vấn.

(Động)
Tiếng động tới.
◎Như: thanh vấn vu thiên tiếng động đến trời.

(Danh)
Tiếng tăm, danh dự, danh vọng.
◎Như: lệnh vấn tiếng khen tốt.

(Tính)
Có tiếng tăm, danh vọng.
◎Như: vấn nhân người có tiếng tăm.

Nghĩa chữ nôm của từ 聞

văn, như "kiến vãn, văn nhân; văn (hít, ngửi)" (vhn)
1. [多聞] đa văn 2. [博聞] bác văn 3. [百聞不如一見] bách văn bất như nhất kiến 4. [舊聞] cựu văn 5. [孤陋寡聞] cô lậu quả văn 6. [側聞] trắc văn 7. [聞名] văn danh

Xem thêm từ Hán Việt

  • dĩ thượng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nội tại từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ác thủ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bản sắc, bổn sắc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đường hoàng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 聞 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: