Định nghĩa - Khái niệm
與 từ Hán Việt nghĩa là gì?
Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ 與 trong từ Hán Việt và cách phát âm 與 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 與 từ Hán Việt nghĩa là gì.
与
Pinyin: yu3, yu4, yu2;
Juytping quảng đông: jyu4 jyu5 jyu6;
dữ, dự, dư
(Danh) Phe đảng, bè lũ.
◇Hán Thư 漢書: Quần thần liên dữ thành bằng 群臣連與成朋 (Vũ Ngũ Tử truyện 武五子傳) Các bề tôi hợp phe lập bọn với nhau.
(Động) Tán thành, đồng ý.
◇Luận Ngữ 論語: Phu tử vị nhiên thán viết: Ngô dữ Điểm dã 夫子喟然歎曰: 吾與點也 (Tiên tiến 先進) Phu tử bùi ngùi than rằng: Ta cũng nghĩ như anh Điểm vậy.
(Động) Giúp đỡ.
◇Đạo Đức Kinh 道德經: Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân 天道無親, 常與善人 (Chương 79) Trời không thiên vị, thường giúp người lành.
(Động) Cấp cho.
◎Như: phó dữ 付與 giao cho, thí dữ 施與 giúp cho.
◇Mạnh Tử 孟子: Khả dĩ dữ, khả dĩ vô dữ 可以與, 可以無與 (Li Lâu hạ 離婁下) Có thể cho, có thể không cho.
(Động) Gần gũi, thân cận, tiếp cận.
◇Lễ Kí 禮記: Chư hầu dĩ lễ tương dữ 諸侯以禮相與 (Lễ vận 禮運) Chư hầu lấy lễ mà thân cận với nhau.
(Động) Theo gót, nương theo.
◇Quốc ngữ 國學: Hoàn Công tri thiên hạ chư hầu đa dữ kỉ dã 桓公知天下諸侯多與己也 (Tề ngữ 齊語) Hoàn Công biết chư hầu trong thiên hạ phần lớn cùng theo phe mình.
(Động) Kết giao, giao hảo.
◎Như: tương dữ 相與 cùng kết thân, dữ quốc 與國 nước đồng minh.
◇Sử Kí 史記: Điền Giả vi dữ quốc chi vương 田假為與國之王 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Điền Giả là vua nước cùng kết giao.
(Động) Ứng phó, đối phó.
◇Sử Kí 史記: Bàng Noãn dị dữ nhĩ 龐暖易與耳 (Yên Triệu Công thế gia 燕召公世家) Bàng Noãn thì dễ đối phó.
(Động) Chờ, đợi.
◇Luận Ngữ 論語: Nhật nguyệt thệ hĩ, tuế bất ngã dữ 日月逝矣, 歲不我與 (Dương Hóa 陽貨) Ngày tháng trôi qua, năm chẳng chờ ta.
(Động) Sánh với, so với.
◇Hán Thư 漢書: Đại Vương tự liệu dũng hãn nhân cường, thục dữ Hạng Vương? 大王自料勇悍仁彊, 孰與項王 (Hàn Tín truyện 韓信傳) Đại Vương tự liệu xem, dũng mãnh, nhân từ, cương cường, ai sánh được với Hạng Vương?
(Động) Đề cử, tuyển chọn.
§ Thông 舉.
◎Như: tuyển hiền dữ năng 選賢與能 chọn người tài giỏi cử người có khả năng.(Liên) Và, với, cùng.
◎Như: ngã dữ nhĩ 我與你 tôi và anh, san dữ thủy 山與水 núi với sông.(Liên) Nếu như, ví thử.
◇Luận Ngữ 論語: Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm 禮, 與其奢也, 寧儉 (Bát dật 八佾) Nếu lễ mà xa xỉ, thà tằn tiện còn hơn.(Liên) Hay, hay là.
◇Thế thuyết tân ngữ 世說新語: Bất tri hữu công đức dữ vô dã 不知有功德與無也 (德行 Đức hạnh) Không biết có công đức hay không (có công đức).
(Giới)
Hướng về, đối với, cho.
◇Sử Kí 史記: Trần Thiệp thiểu thì, thường dữ nhân dong canh 悵恨久之 (Trần Thiệp thế gia 陳涉世家) Trần Thiệp lúc thiếu thời đã từng đi cày ruộng thuê cho người.
(Giới)
Bị.
◇Chiến quốc sách 戰國策: (Phù Sai) toại dữ Câu Tiễn cầm, tử ư Can Toại
(夫差)遂與勾踐禽, 死於干隧 (Tần sách ngũ) (Phù Sai) bị Câu Tiễn bắt giữ, chết ở Can Toại.
(Phó) Đều.
§ Thông cử 舉.
◇Mặc Tử 墨子: Thiên hạ chi quân tử, dữ vị chi bất tường giả 天下之君子, 與謂之不祥者 (Thiên chí trung 天志中) Bậc quân tử trong thiên hạ đều cho họ là những người không tốt.Một âm là dự.
(Động) Tham gia, dự phần.
◎Như: tham dự 參與, dự hội 與會.
(Động) Can thiệp.
◇Phạm Thành Đại 范成大:Tác thi tích xuân liêu phục nhĩ, Xuân diệc hà năng dự nhân sự? 作詩惜春聊復爾, 春亦何能與人事 (Thứ vận thì tự 次韻時敘) Làm thơ thương tiếc xuân như thế, Xuân sao lại can dự vào việc con người?Một âm là dư.
(Trợ) Biểu thị cảm thán: vậy vay!
§ Thông dư 歟.
◇Luận Ngữ 論語: Hiếu đễ dã giả, kì vi nhân chi bổn dư 孝弟也者, 其為仁之本與 (Học nhi 學而) Hiếu đễ thật là cái gốc của đức nhân vậy.
(Trợ) Dùng làm lời nói còn ngờ: vậy rư? thế ru?
§ Thông dư 歟.
◇Khuất Nguyên 屈原: Ngư phụ kiến nhi vấn chi viết: Tử phi Tam Lư đại phu dư? 漁父見而問之曰: 子非三閭大夫與 (Sở từ 楚辭, Ngư phủ 漁父) Lão chài trông thấy hỏi rằng: Ông không phải là quan đại phu Tam Lư đó ư?Nghĩa chữ nôm của từ 與
dữ, như "dữ dội; dữ đòn; giận dữ" (vhn)
trở, như "trở lại, trở về" (gdhn)
1. [大不列顛與北愛爾蘭聯] đại bất liệt điên dữ bắc ái nhĩ lan 2. [干與] can dự 3. [與虎謀皮] dữ hổ mưu bì 4. [與件] dữ kiện 5. [參與] tham dự
Xem thêm từ Hán Việt
Cùng Học Từ Hán Việt
Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 與 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.
Từ Hán Việt Là Gì?
Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt
Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.
Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.
Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.
Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2025.