色 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 色 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

色 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 色 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 色 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 色 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 色 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: se4, shai3;
Juytping quảng đông: sik1;
sắc

(Danh)
Màu.
◎Như: ngũ sắc năm màu (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen), hoa sắc tiên diễm màu hoa tươi đẹp.

(Danh)
Vẻ mặt.
◎Như: thân thừa sắc tiếu được thấy vẻ mặt tươi cười (được phụng dưỡng cha mẹ), hòa nhan duyệt sắc vẻ mặt vui hòa, diện bất cải sắc vẻ mặt không đổi.

(Danh)
Vẻ đẹp của phụ nữ, đàn bà đẹp.
◎Như: hiếu sắc thích gái đẹp.
◇Bạch Cư Dị : Hán hoàng trọng sắc tư khuynh quốc, Ngự vũ đa niên cầu bất đắc , (Trường hận ca ) Vua Hán trọng sắc đẹp, luôn luôn nghĩ đến người nghiêng nước nghiêng thành, Tuy tại vị đã lâu năm, vẫn chưa tìm được người vừa ý.

(Danh)
Cảnh tượng.
◎Như: mộ sắc cảnh chiều tối, hành sắc thông thông cảnh tượng vội vàng.
◇Nguyễn Du : Hành sắc thông thông tuế vân mộ, Bất câm bằng thức thán "Quy dư" , (Đông lộ ) Cuộc hành trình vội vã, năm đã muộn, Không khỏi phải tựa đòn ngang xe mà than "Về thôi".

(Danh)
Chủng loại, dạng thức.
◎Như: hóa sắc tề toàn đủ thứ mặt hàng.

(Danh)
Phẩm chất (thường nói về vàng, bạc).
◎Như: thành sắc (vàng, bạc) có phẩm chất, túc sắc (vàng, bạc) đầy đủ phẩm chất, hoàn mĩ.

(Danh)
Tính dục, tình dục.
◎Như: sắc tình tình dục.

(Danh)
Nhà Phật cho biết hết thảy cái gì có hình có tướng đều gọi là sắc.
◎Như: sắc giới cõi đời chỉ có hình sắc, không có tình dục, sắc uẩn vật chất tổ thành thân thể (tích góp che mất chân tính), sắc trần cảnh đối lại với mắt.

(Động)
Tìm kiếm.
◎Như: vật sắc lấy bề ngoài mà tìm người, tìm vật.
◇Liêu trai chí dị : Đệ vi huynh vật sắc, đắc nhất giai ngẫu , (Kiều Na ) Tôi đã vì anh tìm, được một người vợ đẹp.
§ Xem thêm: vật sắc .

(Động)
Nổi giận, biến đổi vẻ mặt.
◇Chiến quốc sách : Nộ ư thất giả sắc ư thị (Hàn sách nhị) Giận dữ ở nhà, nổi nóng ở ngoài chợ.

Nghĩa chữ nôm của từ 色


sắc, như "màu sắc" (vhn)
sặc, như "sặc sỡ" (btcn)

1. [音色] âm sắc 2. [本色] bản sắc, bổn sắc 3. [景色] cảnh sắc 4. [正色] chánh sắc 5. [戰色] chiến sắc 6. [名色] danh sắc 7. [夜色] dạ sắc 8. [容色] dong sắc 9. [間色] gián sắc 10. [好色] hảo sắc, hiếu sắc 11. [喜色] hỉ sắc 12. [厲色] lệ sắc 13. [綠色和平組織] lục sắc hòa bình tổ chức 14. [五色] ngũ sắc 15. [二色] nhị sắc 16. [眼色] nhãn sắc 17. [三色] tam sắc 18. [作色] tác sắc 19. [物色] vật sắc 20. [出色] xuất sắc

Xem thêm từ Hán Việt

  • hoàn chỉnh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tiền phong từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cuồng vọng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chiến binh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • mạnh thu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 色 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: