Định nghĩa - Khái niệm
身 từ Hán Việt nghĩa là gì?
Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ 身 trong từ Hán Việt và cách phát âm 身 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 身 từ Hán Việt nghĩa là gì.
Pinyin: shen1, yuan2, juan1;
Juytping quảng đông: gyun1 san1;
thân, quyên
(Danh) Mình người.
◎Như: tùy thân huề đái 隨身攜帶 mang theo bên mình, thân trường thất xích 身長七尺 thân cao bảy thước (thành nhân, thành niên).
(Danh) Bộ phận chủ yếu hoặc trung tâm của vật thể.
◎Như: xa thân 車身 thân xe, thuyền thân 船身 thân thuyền, thụ thân 樹身 thân cây, hà thân 河身 lòng sông.
(Danh) Mạng sống, sinh mệnh.
◎Như: xả thân cứu nhân 捨身救人 bỏ mạng cứu người.
(Danh) Tự kỉ, chính mình.
◇Luận Ngữ 論語: Tăng Tử viết: Ngô nhật tam tỉnh ngô thân: vi nhân mưu nhi bất trung hồ? Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ? Truyền bất tập hồ? 曾子曰: 吾日三省吾身: 為人謀而不忠乎? 與朋友交而不信乎? 傳不習乎? (Học nhi 學而) Mỗi ngày tôi tự xét ba việc: Làm việc gì cho ai, có hết lòng không? Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không? Thầy dạy cho điều gì, có học tập đủ không?
(Danh) Phẩm cách, đạo đức.
◎Như: tu thân tề gia 修身齊家 tu sửa phẩm hạnh, yên trị gia đình.
(Danh) Địa vị, thân phận.
◎Như: xuất thân hàn vi 出身寒微 nguồn gốc thân phận nghèo khó.
(Danh) Đàn bà chửa, có mang gọi là hữu thân 有身. Cũng nói hữu thần 有娠.
(Danh) Đời, kiếp.
◎Như: tiền thân 前身 đời trước, kiếp trước.
(Danh) Lượng từ: số tượng Phật.
◎Như: giáp đạo lưỡng bàng hữu bồ tát ngũ bách thân 夾道兩旁有菩薩五百身 sát theo hai bên đường có năm trăm bức tượng Bồ-tát.
(Phó) Tự mình.
◇Sử Kí 史記: Ngô khởi binh chí kim bát tuế hĩ, thân thất thập dư chiến 漢王食乏, 恐, 請和 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Ta từ khi dấy binh đến nay đã tám năm, đích thân trải qua hơn bảy mươi trận.
(Đại) Tôi, ta.
§ Cũng như ngã 我. Người đời Ngụy, Tấn thường tự xưng là thân.
◇Tam quốc chí 三國志: Thân thị Trương Ích Đức dã, khả lai cộng quyết tử 身是張益德也, 可來共決死 (Trương Phi truyện 張飛傳) Ta là Trương Ích Đức, có thể cùng quyết tử.Một âm là quyên.
(Danh) Quyên Độc 身毒 tên một nước ngày xưa, tức là nước Thiên Trúc 天竺, nước Ấn Độ 印度 bây giờ.Nghĩa chữ nôm của từ 身
thân, như "thân mình" (vhn)
1. [安身] an thân 2. [幻身] ảo thân, huyễn thân 3. [隱身] ẩn thân 4. [單身] đơn thân 5. [白身] bạch thân 6. [拔身] bạt thân 7. [不壞身] bất hoại thân 8. [半身不遂] bán thân bất toại 9. [平身] bình thân 10. [孤身] cô thân 11. [孤身隻影] cô thân chích ảnh 12. [真身] chân thân 13. [隻身] chích thân 14. [終身] chung thân 15. [容身] dung thân 16. [化身] hóa thân 17. [健身] kiện thân 18. [免身] miễn thân 19. [五短身材] ngũ đoản thân tài 20. [一身] nhất thân 21. [分身] phân thân 22. [三身] tam thân 23. [身材] thân tài 24. [前身] tiền thân 25. [全身] toàn thân 26. [側身] trắc thân 27. [修身] tu thân 28. [出身] xuất thân
Xem thêm từ Hán Việt
Cùng Học Từ Hán Việt
Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 身 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.
Từ Hán Việt Là Gì?
Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt
Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.
Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.
Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.
Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.
Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.