關 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 關 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

關 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 關 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 關 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 關 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 關 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: guan1, han3, xian4;
Juytping quảng đông: gwaan1;
quan, loan

(Động)
Đóng (cửa). Đối lại với khai .
◎Như: quan môn đóng cửa.
◇Đào Uyên Minh : Môn tuy thiết nhi thường quan (Quy khứ lai từ ) Tuy có cửa nhưng vẫn thường đóng.

(Động)
Nhốt, giam giữ.
◎Như: điểu bị quan tại lung trung chim bị nhốt trong lồng, tha bị quan tại lao lí nó bị giam trong tù.

(Động)
Ngừng, tắt.
◎Như: quan cơ tắt máy, quan đăng tắt đèn.

(Động)
Liên quan, liên hệ, dính líu.
◎Như: quan thư đính ước, quan tâm bận lòng đến, đoái hoài.
◇Nguyễn Du : Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy (Thăng Long ) Bận lòng nghĩ ngợi thâu đêm khổ tâm không ngủ được.

(Động)
Lĩnh, phát (lương, tiền).
◎Như: quan hướng lĩnh lương, phát lương.
◇Hồng Lâu Mộng : Giả Trân nhân vấn Vưu thị: Gia môn xuân tế đích ân thưởng khả lĩnh liễu bất tằng? Vưu thị đạo: Kim nhi ngã đả phát Dung nhi quan khứ liễu : ? : (Đệ ngũ thập tam hồi) Giả Trân hỏi Vưu thị: Tiền thưởng tế xuân của chúng ta đã lĩnh chưa? Vưu thị đáp: Hôm nay tôi đã sai thằng Dung đi lĩnh rồi.

(Danh)
Dõi cửa, then cửa.
◇Liêu trai chí dị : Nhất dạ, bế hộ độc chước, hốt văn đạn chỉ xao song, bạt quan xuất thị, tắc hồ nữ dã , , , , (Hà hoa tam nương tử ) Một đêm, đóng cửa uống rượu một mình, chợt nghe có tiếng ngón tay gõ cửa sổ, mở then cửa ra xem, thì chính là nàng hồ li.

(Danh)
Cửa ải, cửa biên giới.
◎Như: biên quan cửa ải ngoài biên, chỗ nước này giáp với nước khác.
◎Như: quan san cửa ải và núi, ý nói đường đi xa xôi khó khăn.
◇Vương Bột : Quan san nan việt, thùy bi thất lộ chi nhân , (Đằng Vương Các tự ) Quan san khó vượt, nào ai xót thương người lạc lối.

(Danh)
Cửa ô, các nơi ách yếu để tra xét hành khách và hàng hóa.
◇Mạnh Tử : Quan cơ nhi bất chinh (Đằng Văn Công hạ ) Cửa ô chỉ để tra xét hành khách mà không đánh thuế.

(Danh)
Bộ phận, giai đoạn trọng yếu.
◎Như: nan quan giai đoạn khó khăn, quá thử nhất quan, tất vô đại ngại , vượt qua chặng quan trọng này, tất không còn trở ngại lớn nào nữa, niên quan tại nhĩ cuối năm.

(Danh)
Bộ vị trên thân người.
◎Như: Nhà làm thuốc chia ba bộ mạch, cứ nơi cổ tay, lấy cái xương chồi đằng sau làm cữ, giữa gọi là mạch quan .

(Danh)
Tên đất.

(Danh)
Họ Quan.(Trạng thanh) Quan quan tiếng kêu của con chim thư cưu.Một âm là loan.

(Động)
Giương.
◎Như: Việt nhân loan cung nhi xạ chi người Việt giương cung mà bắn đấy.

Nghĩa chữ nôm của từ 關

quan, như "quan ải" (vhn)
1. [閉關] bế quan 2. [閉關鎖國] bế quan tỏa quốc 3. [機關] cơ quan 4. [海關] hải quan 5. [有關] hữu quan 6. [入關] nhập quan 7. [關係] quan hệ 8. [關鍵] quan kiện 9. [關礙] quan ngại 10. [關節] quan tiết 11. [三關] tam quan 12. [相關] tương quan

Xem thêm từ Hán Việt

  • ấp tể từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ân ân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phức diệp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thăng bình từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sanh nhân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 關 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: