之 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 之 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

之 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 之 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 之 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 之 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 之 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: zhi1;
Juytping quảng đông: zi1;
chi

(Giới)

Của, thuộc về.
◎Như: đại học chi đạo đạo đại học, dân chi phụ mẫu cha mẹ của dân, chung cổ chi thanh tiếng chiêng trống.
◇Luận Ngữ : Phu tử chi văn chương (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.

(Giới)

Đối với (dùng như ).
◇Lễ Kí : Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.

(Giới)

Ở chỗ (tương đương với chư , chi ư ).
◇Mạnh Tử : Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.(Liên) Và, với (dùng như dữ , cập ).
◇Thư Kinh : Duy hữu ti chi mục phu (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.(Liên) Mà (dùng như nhi ).
◇Chiến quốc sách : Thần khủng vương vi thần chi đầu trữ dã (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi.
§ Ghi chú: Tức là làm như bà mẹ của Tăng Sâm, nghe người ta đồn Tăng Sâm giết người lần thứ ba, quăng thoi, leo tường mà trốn.(Liên) Thì (dùng như tắc ).
◇Lã Thị Xuân Thu : Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.(Liên) Nếu, như quả.
◇Luận Ngữ : Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã? , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?

(Động)
Đi.
◇Mạnh Tử : Đằng Văn Công tương chi Sở (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.

(Động)
Đến.
◎Như: tự thiểu chi đa từ ít đến nhiều.
◇Thi Kinh : Chi tử thỉ mĩ tha (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.

(Động)
Là, chính là.
◎Như: Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.

(Động)
Dùng.
◇Chiến quốc sách : Xả kì sở trường, chi kì sở đoản , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.

(Đại)
Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ).
◎Như: chi tử vu quy cô ấy về nhà chồng.
◇Sử Kí : Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông.
◇Trang Tử : Chi nhị trùng hựu hà tri (Tiêu dao du ) Hai giống trùng kia lại biết gì.

(Trợ)
Dùng để nhấn mạnh.
◇Sử Kí : Trướng hận cửu chi (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.

(Danh)
Họ Chi.

Nghĩa chữ nôm của từ 之


chi, như "làm chi, hèn chi" (vhn)
giây, như "giây lát, giây phút" (btcn)
gì, như "cái gì" (btcn)

1. [倒屣迎之] đảo tỉ nghênh chi 2. [布衣之交] bố y chi giao 3. [濮上之音] bộc thượng chi âm 4. [柏舟之節] bách chu chi tiết 5. [百歲之後] bách tuế chi hậu 6. [膏粱之子] cao lương chi tử 7. [狗馬之心] cẩu mã chi tâm 8. [顧復之恩] cố phục chi ân 9. [九五之尊] cửu ngũ chi tôn 10. [九世之仇] cửu thế chi cừu 11. [犁牛之子] lê ngưu chi tử 12. [俯仰之間] phủ ngưỡng chi gian 13. [付之流水] phó chi lưu thủy 14. [冠世之才] quán thế chi tài 15. [池魚之殃] trì ngư chi ương 16. [出倫之才] xuất luân chi tài

Xem thêm từ Hán Việt

  • ngũ tuyệt từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • xuất hiện từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thế sự từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • a tì địa ngục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chu luân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 之 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: