事 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 事 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

事 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 事 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 事 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 事 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 事 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: shi4;
Juytping quảng đông: si6;
sự

(Danh)
Việc, công việc, chức vụ.
◇Luận Ngữ : Cư xử cung, chấp sự kính, dữ nhân trung, tuy chi Di Địch bất khả khí dã , , , (Tử Lộ ) Ở nhà phải khiêm cung, làm việc phải nghiêm trang cẩn thận, giao thiệp với người phải trung thực. Dù tới nước Di nước Địch (chưa khai hóa), cũng không thể bỏ (ba điều ấy).

(Danh)
Chỉ chung những hoạt động, sinh hoạt con người.
◇Trần Nhân Tông : Khách lai bất vấn nhân gian sự, Cộng ỷ lan can khán thúy vi , (Xuân cảnh ) Khách đến không hỏi việc đời, Cùng tựa lan can ngắm khí núi xanh.

(Danh)
Việc xảy ra, biến cố.
◎Như: đa sự chi thu thời buổi nhiều chuyện rối ren, bình an vô sự yên ổn không có gì.

(Động)
Làm việc, tham gia.
◎Như: vô sở sự sự không làm việc gì.

(Động)
Thờ phụng, phụng dưỡng, tôn thờ.
◎Như: tử sự phụ mẫu con thờ cha mẹ.
◇Sử Kí : Tín nãi giải kì phược, đông hướng đối, tây hướng đối, sư sự chi ,, 西, (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) (Hàn) Tín bèn cởi trói (cho Quảng Vũ Quân), mời ngồi ngoảnh về hướng đông, (Hàn Tín) đối mặt ngoảnh về hướng tây, và đãi ngộ như bậc thầy.

Nghĩa chữ nôm của từ 事


sự, như "sự việc" (vhn)
xì, như "xì mũi, xì hơi; lì xì" (gdhn)

1. [影事] ảnh sự 2. [案事] án sự 3. [陰事] âm sự 4. [多事] đa sự 5. [大事] đại sự 6. [同事] đồng sự 7. [不曉事] bất hiểu sự 8. [不經事] bất kinh sự 9. [不省人事] bất tỉnh nhân sự 10. [鄙事] bỉ sự 11. [辦事] biện sự, bạn sự 12. [更事] canh sự 13. [近事] cận sự 14. [故事] cổ sự, cố sự 15. [共事] cộng sự 16. [舉事] cử sự 17. [舊事] cựu sự 18. [幹事] cán sự 19. [機事] cơ sự 20. [執事] chấp sự 21. [指事] chỉ sự 22. [主事] chủ sự 23. [踵事增華] chủng sự tăng hoa 24. [政事] chính sự 25. [供事] cung sự 26. [家事] gia sự 27. [這回事] giá hồi sự 28. [害事] hại sự 29. [好事] hảo sự, hiếu sự 30. [後事] hậu sự 31. [喜事] hỉ sự 32. [回事] hồi sự 33. [刑事] hình sự 34. [凶事] hung sự 35. [啟事] khải sự 36. [了事] liễu sự 37. [仰事俯畜] ngưỡng sự phủ súc 38. [任事] nhậm sự, nhiệm sự 39. [人事] nhân sự 40. [人事不省] nhân sự bất tỉnh 41. [僨事] phẫn sự 42. [分事] phận sự 43. [判事] phán sự 44. [軍事] quân sự 45. [事變] sự biến 46. [事故] sự cố 47. [事機] sự cơ 48. [事主] sự chủ 49. [事由] sự do 50. [事項] sự hạng 51. [事件] sự kiện 52. [事理] sự lí 53. [事略] sự lược 54. [事類] sự loại 55. [事宜] sự nghi 56. [事業] sự nghiệp 57. [事過境遷] sự quá cảnh thiên 58. [事權] sự quyền 59. [事畜] sự súc 60. [事情] sự tình 61. [事跡] sự tích 62. [事實] sự thật 63. [事勢] sự thế 64. [事體] sự thể 65. [事親] sự thân 66. [事親至孝] sự thân chí hiếu 67. [事狀] sự trạng 68. [事物] sự vật 69. [事務] sự vụ 70. [事務所] sự vụ sở 71. [參事] tham sự 72. [失事] thất sự 73. [世事] thế sự 74. [僉事] thiêm sự

Xem thêm từ Hán Việt

  • hướng thần từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cẩm nang từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • du nhiên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nội loạn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ngũ khổ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 事 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: