任 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 任 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

任 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 任 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 任 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 任 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 任 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: ren4, ren2;
Juytping quảng đông: jam4 jam6;
nhậm, nhâm, nhiệm

(Danh)
Sự việc phải đảm đương.
◎Như: trách nhậm trách nhiệm, nhậm trọng đạo viễn gánh nặng đường xa.

(Danh)
Chức việc, chức vị.
◎Như: phó nhậm tới làm chức phận của mình.
◇Tây du kí 西: Ngọc Đế hựu sai Mộc Đức Tinh Quân tống tha khứ ngự mã giám đáo nhậm (Đệ tứ hồi) Ngọc Hoàng lai sai Mộc Đức Tinh Quân đưa (Ngộ Không) tới nhận chức ở chuồng ngựa nhà trời.

(Động)
Dùng, ủy phái.
◎Như: tri nhân thiện nhậm biết người khéo dùng.
◇Sử Kí : Nhiên bất năng nhậm thuộc hiền tướng, thử đặc thất phu chi dũng nhĩ , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Nhưng (Hạng Vương) không biết tin dùng những tướng lãnh hiền tài, cái dũng đó (của ông ta) chỉ là cái dũng của kẻ thất phu mà thôi.

(Động)
Mặc, mặc sức, mặc kệ.
◎Như: nhậm ý mặc ý.
◇Vạn Hạnh : Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô. Nhậm vận thịnh suy vô bố úy, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô , , , Thân như bóng chớp có rồi không, Cây cỏ xuân tươi, thu lại khô héo, Mặc cuộc thịnh suy không sợ hãi, Thịnh suy như sương đọng trên ngọn cỏ.Một âm là nhâm.

(Động)
Dốc lòng thành, lấy tâm ý cùng tin nhau.
◎Như: tín nhâm tín nhiệm.

(Động)
Chịu, đương.
◎Như: chúng nộ nan nhâm chúng giận khó đương, vô nhâm kích thiết bình dinh chi chí cảm kích thiết tha hãi hùng khôn xiết.

(Động)
Gánh vác.
◎Như: nhâm lao gánh vác lấy sự khó nhọc, nhâm oán chịu lấy sự oán trách.

(Động)
Mang thai.
§ Thông .
◇Hán Thư : Lưu ảo nhâm Cao Tổ nhi mộng dữ thần ngộ (Tự truyện thượng ) Bà Lưu mang thai Cao Tổ mà nằm mộng gặp thần.

(Tính)
Gian nịnh.
§ Thông .
◎Như: nhâm nhân người xu nịnh.

(Danh)
Họ Nhâm.
§ Ghi chú: Ta quen đọc là nhiệm.

Nghĩa chữ nôm của từ 任


nhậm, như "nhậm chức" (vhn)
nhẩm, như "tính nhẩm" (btcn)
nhầm, như "nhầm lẫn" (btcn)
nhiệm, như "bổ nhiệm" (btcn)
nhâm, như "xem Nhậm" (gdhn)
nhăm, như "nhăm nhe" (gdhn)
nhặm, như "nhặm mắt" (gdhn)
vững, như "vững chắc, vững dạ" (gdhn)

1. [大任] đại nhiệm 2. [擔任] đảm nhiệm 3. [補任] bổ nhiệm 4. [改任] cải nhiệm 5. [主任] chủ nhiệm 6. [現任] hiện nhậm 7. [兼任] kiêm nhiệm 8. [原任] nguyên nhiệm 9. [任咎] nhậm cữu, nhiệm cữu 10. [任職] nhậm chức, nhiệm chức 11. [任用] nhậm dụng, nhiệm dụng 12. [任賢] nhậm hiền, nhiệm hiền 13. [任命] nhậm mệnh, nhiệm mệnh 14. [任事] nhậm sự, nhiệm sự 15. [任便] nhậm tiện, nhiệm tiện 16. [任重] nhậm trọng, nhiệm trọng 17. [任務] nhậm vụ, nhiệm vụ 18. [分任] phân nhiệm 19. [信任] tín nhiệm, tín nhậm

Xem thêm từ Hán Việt

  • chuyên nhất từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lan nhã từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • biểu tượng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phân định từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bất tín từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 任 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: