作 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 作 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

作 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 作 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 作 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 作 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 作 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: zuo4, zuo1, zuo2;
Juytping quảng đông: zok3;
tác

(Động)
Dậy, khởi lên, làm cho hứng khởi, hăng hái lên.
◎Như: hưng phong tác lãng nổi gió dậy sóng, ý nói gây nên sự tình, tạo ra tranh chấp nào đó.
◇Dịch Kinh : Vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ , , (Kiền quái ) Mây theo rồng, gió theo cọp, thánh nhân khởi lên mà vạn vật trông vào.
◇Tả truyện : Phù chiến, dũng khí dã, nhất cổ tác khí, tái nhi suy, tam nhi kiệt , , , , (Tào Quế luận chiến ) Sự chiến tranh, nói về dũng khí, (nghe) tiếng trống thứ nhất thì (quân) hăng hái, tiếng thứ hai lòng hăng hái giảm xuống, lần thứ ba thì hăng hái hết cả.

(Động)
Tạo dựng.
◇Thi Kinh : Thiên tác cao san (Chu tụng , Thiên tác ) Trời tạo ra núi cao.

(Động)
Sáng tác.
◎Như: tác thi làm thơ (sáng tác thơ).
◇Luận Ngữ : Thuật nhi bất tác (Thuật nhi ) Ta truyền thuật (đạo cổ nhân) mà không sáng tác.

(Động)
Tiến hành, cử hành.
◎Như: tác chiến .

(Động)
Coi là, nhận là.
◎Như: nhận tặc tác phụ nhận giặc làm cha (cam tâm hòa hợp với phe địch).

(Động)
Làm việc, làm.
§ Cũng như tố .
◎Như: tác môi làm mối giới, tác chứng làm chứng.

(Động)
Làm nên, làm thành.
§ Cũng như tố .
◎Như: tác nhân làm người, tác quan làm quan.

(Động)
Chế tạo, làm ra.
◇Tần Thao Ngọc : Vị tha nhân tác giá y thường (Bần nữ ) Làm áo cưới cho người khác.

(Danh)
Việc làm.
◎Như: công tác công việc.

(Danh)
Bài thơ, bài viết, thành quả nghệ thuật.
◎Như: kiệt tác tác phẩm xuất sắc, giai tác tác phẩm hay, danh tác tác phẩm nổi tiếng.

(Danh)
Thợ, người thợ.
◎Như: mộc tác thợ mộc.
§ Cũng như mộc tượng .
§ Ghi chú: mộc tác cũng có nghĩa là xưởng làm đồ gỗ.

(Danh)
Xưởng, hiệu, nhà làm.
◎Như tác phường xưởng, nơi làm việc, ngõa tác xưởng ngói.

Nghĩa chữ nôm của từ 作


tác, như "tuổi tác; tan tác" (vhn)
tố, như "tố (chế tạo; bắt tay vào việc)" (gdhn)

1. [大作] đại tác 2. [動作] động tác 3. [不合作] bất hợp tác 4. [耕作] canh tác 5. [巨作] cự tác 6. [工作] công tác 7. [振作] chấn tác 8. [制作] chế tác 9. [製作] chế tác 10. [拙作] chuyết tác 11. [夜作] dạ tác 12. [佳作] giai tác 13. [交互作用] giao hỗ tác dụng 14. [合作] hợp tác 15. [合作社] hợp tác xã 16. [協作] hiệp tác 17. [傑作] kiệt tác 18. [仵作] ngỗ tác 19. [發作] phát tác 20. [作惡] tác ác 21. [作動] tác động 22. [作古] tác cổ 23. [作戰] tác chiến 24. [作用] tác dụng 25. [作者] tác giả 26. [作害] tác hại 27. [作禍] tác họa 28. [作合] tác hợp 29. [作客] tác khách 30. [作亂] tác loạn 31. [作孽] tác nghiệt 32. [作反] tác phản 33. [作品] tác phẩm 34. [作法] tác pháp 35. [作法自斃] tác pháp tự tễ 36. [作福] tác phúc 37. [作福作威] tác phúc tác uy 38. [作坊] tác phường 39. [作怪] tác quái 40. [作色] tác sắc 41. [作弊] tác tệ 42. [作成] tác thành 43. [作物] tác vật 44. [作文] tác văn 45. [處女作] xử nữ tác

Xem thêm từ Hán Việt

  • chiêu bài từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ưu liệt từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cử hành từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cùng thông từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tẩu nhãn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 作 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: