來 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 來 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

來 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 來 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 來 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 來 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 來 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: lai2, lai4;
Juytping quảng đông: lai4 loi4 loi6;
lai, lãi

(Động)
Đến.
§ Đối lại với khứ , vãng .
◎Như: xa lai liễu xe đến rồi.
◇Luận Ngữ : Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ? , (Học nhi ) Có bạn từ nơi xa đến, cũng chẳng vui ư?

(Động)
Tới nay.
◎Như: tự cổ dĩ lai, hồng nhan đa bạc mệnh , từ xưa đến nay, những kẻ má hồng thường bạc mệnh.
◇Mạnh Hạo Nhiên : Dạ lai phong vũ thanh, Hoa lạc tri đa thiểu , (Xuân hiểu ) Từ hồi đêm đến giờ (nghe) tiếng mưa gió, Hoa rụng không biết nhiều hay ít?

(Động)
Xảy ra, đã đến.
◎Như: vấn đề lai liễu xảy ra vấn đề rồi đấy.

(Động)
Làm (dùng thay cho một số động từ để nói vắn tắt).
◎Như: lai nhất bàn kì chơi một ván cờ, giá giản đan, nhượng ngã lai , cái đó dễ mà, để tôi làm cho.

(Tính)
Sẽ đến, về sau.
◎Như: lai niên sang năm, lai nhật ngày sau, lai sanh đời sau.

(Tính)
Khoảng chừng (dùng với số lượng).
◎Như: tam thập lai tuế khoảng ba mươi tuổi, nhị thập lai cân chừng hai chục cân.

(Trợ)
Đặt sau tính từ hoặc động từ, biểu thị: từ đó ... về sau.
◇Đỗ Phủ : Tiểu lai tập tính lãn (Tống Lí Hiệu Thư ) Từ nhỏ, tính vốn lười.
◇Bạch Cư Dị : Khứ lai giang khẩu thủ không thuyền, Nhiễu thuyền minh nguyệt giang thủy hàn , (Tì bà hành ) Từ khi (người đó) đi đến nay, tôi ở cửa sông giữ con thuyền không, Quanh thuyền trăng sáng trải trên dòng sông lạnh.

(Trợ)
Đặt trước động từ, biểu thị ý nguyện.
◎Như: nhĩ lai khán điếm anh coi tiệm, đại gia lai tưởng tưởng biện pháp mọi người sẽ nghĩ cách.

(Trợ)
Đặt sau động từ: đến, để.
◎Như: tha hồi gia khán gia nương lai liễu anh ấy về nhà để thăm cha mẹ.

(Trợ)
Đi liền với đắc , bất , biểu thị "có thể" hay "không thể".
◎Như: giá sự ngã tố đắc lai việc này tôi làm được, Anh ngữ ngã thuyết bất lai tôi không biết nói tiếng Anh.

(Trợ)
Dùng sau số từ, dùng để liệt kê: một là ..., hai là ..., v.v.
◇Thủy hử truyện : Trí Thâm nhất lai đỗ lí vô thực, nhị lai tẩu liễu hứa đa trình đồ, tam giả đương bất đắc tha lưỡng cá sanh lực, chỉ đắc mại cá phá trán, tha liễu thiền trượng tiện tẩu , , , , 便 (Đệ lục hồi) Lỗ Trí Thâm một là bụng đói, hai là đi đường xa, ba là không đương nổi hai người sung sức, nên đành chờ một miếng hở, gạt thiền trượng rồi chạy.

(Trợ)
Đặt cuối câu, biểu thị thúc giục, khuyến nhủ.
◇Đào Uyên Minh : Quy khứ lai hề, điền viên tương vu, hồ bất quy ,, (Quy khứ lai từ ) Về đi thôi hề, ruộng vườn sắp hoang vu, sao không về.

(Trợ)
Dùng làm chữ đệm trong câu.
◎Như: chánh nguyệt lí lai, đào hoa khai , tháng giêng, hoa đào nở, bất sầu cật lai, bất sầu xuyên , 穿 không lo ăn, chẳng lo mặc.

(Danh)
Họ Lai.Một âm là lại.

(Động)
Yên ủi, vỗ về.
§ Thông .

Nghĩa chữ nôm của từ 來


lai, như "tương lai; lai láng" (vhn)
lay, như "lay động" (btcn)
lơi, như "lả lơi" (btcn)
ray, như "ray đầu; ray rứt" (gdhn)
rơi, như "rơi xuống" (gdhn)
rời, như "rời khỏi" (gdhn)

1. [本來面目] bản lai diện mục 2. [本來] bản lai, bổn lai 3. [否極泰來] bĩ cực thái lai 4. [近悅遠來] cận duyệt viễn lai 5. [近來] cận lai 6. [古來] cổ lai 7. [夜來香] dạ lai hương 8. [向來] hướng lai 9. [來稿] lai cảo 10. [來由] lai do 11. [來緣] lai duyên 12. [來回] lai hồi 13. [來歷] lai lịch 14. [來源] lai nguyên 15. [來日] lai nhật 16. [來年] lai niên 17. [來生] lai sanh, lai sinh 18. [來世] lai thế 19. [來書] lai thư 20. [來往] lai vãng 21. [外來] ngoại lai 22. [原來] nguyên lai 23. [再來] tái lai 24. [將來] tương lai 25. [乘興而來] thừa hứng nhi lai

Xem thêm từ Hán Việt

  • bát đẩu tài từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nghi phạm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chí thánh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chung chế từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nhũ cam từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 來 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: