參 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 參 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

參 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 參 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 參 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 參 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 參 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: can1, san1, shen1, den1, cen1, san3;
Juytping quảng đông: caam1 cam1 saam1 sam1;
tham, xam, sâm

(Động)
Xen vào, can dự vào, gia nhập.
◎Như: tham mưu tham gia hoạch định mưu lược, tham chính dự làm việc nước.

(Động)
Vào hầu, gặp mặt bậc trên.
◎Như: tham yết bái kiến, tham kiến yết kiến.

(Động)
Nghiên cứu.
◎Như: tham thiền tu thiền, tham khảo xem xét nghiên cứu (tài liệu).

(Động)
Đàn hặc, hặc tội.
◇Hồng Lâu Mộng : Bất thượng lưỡng niên, tiện bị thượng ti tầm liễu nhất cá không khích, tác thành nhất bổn, tham tha sanh tính giảo hoạt, thiện toản lễ nghi, thả cô thanh chánh chi danh, nhi ám kết hổ lang chi thuộc, trí sử địa phương đa sự, dân mệnh bất kham , 便, , , , , , 使, (Đệ nhị hồi) Chưa đầy hai năm, (Vũ Thôn) bị quan trên vin vào chỗ hớ, làm thành một bổn sớ, hặc tội hắn vốn tính gian giảo, giả dạng lễ nghi, mượn tiếng liêm chính, ngấm ngầm giao kết với lũ hồ lang, gây ra nhiều chuyện ở địa phương, làm cho nhân dân không sao chịu nổi.

(Động)
Trong nhà Phật đi tới các vị đạo cao đức trọng mà hỏi đạo gọi là tham .
§ Ghi chú: Chính âm đọc là xam
trong những nghĩa ở trên.Một âm là sâm.

(Danh)
Thứ cỏ quý, dùng để làm thuốc.
◎Như: nhân sâm , đảng sâm .

(Danh)
Sao Sâm
, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.

(Danh)
Ba, tục dùng làm chữ tam viết kép, cũng như tam .

(Tính)
Sâm si so le, tạp loạn, không tề chỉnh.
◇Nguyễn Du : Y sức đa sâm si (Kí mộng ) Áo quần thì lếch thếch.
§ Xem thêm: sâm si .

Nghĩa chữ nôm của từ 參


tham, như "tham chiến, tham gia" (vhn)
sam, như "con sam" (btcn)
sâm, như "nhân sâm" (btcn)
khươm (gdhn)

1. [月落參橫] nguyệt lạc sâm hoành 2. [人參] nhân sâm 3. [參差] sâm si, sâm sai 4. [參商] sâm thương 5. [參辦] tham biện 6. [參政] tham chính 7. [參戰] tham chiến 8. [參與] tham dự 9. [參預] tham dự 10. [參加] tham gia 11. [參考] tham khảo 12. [參論] tham luận 13. [參謀] tham mưu 14. [參議] tham nghị 15. [參觀] tham quan 16. [參事] tham sự 17. [參佐] tham tá 18. [參賛] tham tán 19. [參禪] tham thiền

Xem thêm từ Hán Việt

  • bạo vũ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bố chính từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • trung gian từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • kinh luân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bao dương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 參 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: