同 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 同 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

同 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 同 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 同 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 同 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 同 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: tong2, tong4;
Juytping quảng đông: tung4;
đồng

(Động)
Hội họp, tụ tập.
◎Như: hội đồng hội họp.
◇Tiền Khởi : Khuyến quân sảo li diên tửu, Thiên lí giai kì nan tái đồng , (Tống hạ đệ đông quy) ) Mời em chút rượu chia tay, Nghìn dặm xa, không dễ có dịp vui còn được gặp gỡ nhau.

(Động)
Thống nhất, làm như nhau.
◇Thư Kinh : Đồng luật độ lượng hành (Thuấn điển ) Thống nhất phép cân đo phân lượng.
◇Lục Du : Tử khứ nguyên tri vạn sự không, Đãn bi bất kiến Cửu Châu đồng , (Thị nhi ) Chết đi vốn biết muôn sự là không cả, Nhưng chỉ đau lòng không được thấy Cửu Châu thống nhất.

(Động)
Cùng chung làm.
◎Như: đồng cam khổ, cộng hoạn nạn , cùng chia ngọt bùi đắng cay, chung chịu hoạn nạn.

(Động)
Tán thành.
◎Như: tán đồng chấp nhận, đồng ý có cùng ý kiến.

(Tính)
Cùng một loại, giống nhau.
◎Như: đồng loại cùng loài, tương đồng giống nhau.

(Phó)
Cùng lúc, cùng với nhau.
◎Như: hữu phúc đồng hưởng, hữu nạn đồng đương , có phúc cùng hưởng, gặp nạn cùng chịu.(Liên) Và, với.
◎Như: hữu sự đồng nhĩ thương lượng có việc cùng với anh thương lượng, ngã đồng tha nhất khởi khứ khán điện ảnh tôi với nó cùng nhau đi xem chiếu bóng.

(Danh)
Hòa bình, hài hòa.
◎Như: xúc tiến thế giới đại đồng tiến tới cõi đời cùng vui hòa như nhau.

(Danh)
Khế ước, giao kèo.
◎Như: hợp đồng giao kèo.

(Danh)
Họ Đồng.
§ Giản thể của chữ .

Nghĩa chữ nôm của từ 同


đồng, như "đồng bào; đồng bộ; đồng hành; đồng lòng" (vhn)
đùng, như "sấm đùng đùng; giận đùng đùng; lăn đùng" (btcn)
đang, như "đang làm; đảm đang, đang tay; đang tâm" (gdhn)

1. [暗同] ám đồng 2. [大同] đại đồng 3. [大同小異] đại đồng tiểu dị 4. [同惡相濟] đồng ác tương tế 5. [同惡相助] đồng ác tương trợ 6. [同音] đồng âm 7. [同意] đồng ý 8. [同道] đồng đạo 9. [同黨] đồng đảng 10. [同等] đồng đẳng 11. [同調] đồng điệu 12. [同病] đồng bệnh 13. [同病相憐] đồng bệnh tương liên 14. [同輩] đồng bối 15. [同胞] đồng bào 16. [同庚] đồng canh 17. [同居] đồng cư 18. [同志] đồng chí 19. [同學] đồng học 20. [同行] đồng hàng, đồng hành 21. [同化] đồng hóa 22. [同鄉] đồng hương 23. [同穴] đồng huyệt 24. [同氣] đồng khí 25. [同僚] đồng liêu 26. [同類] đồng loại 27. [同母] đồng mẫu 28. [同命] đồng mệnh 29. [同門] đồng môn 30. [同謀] đồng mưu 31. [同盟] đồng minh 32. [同義] đồng nghĩa 33. [同業] đồng nghiệp 34. [同一] đồng nhất 35. [同年] đồng niên 36. [同生共死] đồng sanh cộng tử 37. [同事] đồng sự 38. [同床各夢] đồng sàng các mộng 39. [同床異夢] đồng sàng dị mộng 40. [同窗] đồng song 41. [同席] đồng tịch 42. [同族] đồng tộc 43. [同心] đồng tâm 44. [同心協力] đồng tâm hiệp lực 45. [同情] đồng tình 46. [同性] đồng tính 47. [同宗] đồng tông 48. [同聲] đồng thanh 49. [同室] đồng thất 50. [同時] đồng thì 51. [同歲] đồng tuế 52. [不同] bất đồng 53. [共同] cộng đồng 54. [公同] công đồng 55. [會同] hội đồng 56. [合同] hợp đồng 57. [協同] hiệp đồng 58. [雷同] lôi đồng 59. [吳越同舟] ngô việt đồng chu

Xem thêm từ Hán Việt

  • nhập định từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ẩm hận từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ngoại giao từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sung công từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • câu phiếu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 同 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: