和 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 和 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

和 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 和 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 和 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 和 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 和 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: he2, huo4, huo2, he4;
Juytping quảng đông: wo4 wo6;
hòa, họa

(Danh)
Tổng số.
◎Như: tổng hòa tổng số, nhị gia tam đích hòa thị ngũ tổng số của hai với ba là năm.

(Danh)
Thuận hợp.
◇Luận Ngữ : Lễ chi dụng, hòa vi quý , (Học nhi ) Công dụng của lễ nghi, hòa là quý.

(Danh)
Sự chấm dứt chiến tranh.
◎Như: giảng hòa không tranh chấp nữa, nghị hòa bàn thảo để đạt đến hòa bình.

(Danh)
Tên gọi nước hoặc dân tộc Nhật Bổn.

(Danh)
Họ Hòa.

(Danh)
Hòa đầu hai đầu quan tài.

(Danh)
Hòa loan chuông buộc trên xe ngày xưa.

(Danh)
Hòa thượng (tiếng Phạn "upādhyāya", dịch âm là Ưu-ba-đà-la): (1) Chức vị cao nhất cho một người tu hành Phật giáo, đã đạt được những tiêu chuẩn đạo đức, thời gian tu tập (tuổi hạ). (2) Vị tăng cao tuổi, trụ trì một ngôi chùa và có đức hạnh, tư cách cao cả mặc dù chưa được chính thức phong hiệu. (3) Thầy tu Phật giáo, tăng nhân.

(Động)
Thuận, hợp.
◎Như: hòa hảo như sơ thuận hợp như trước.
◇Tả truyện : Thần văn dĩ đức hòa dân, bất văn dĩ loạn , (Ẩn công tứ niên ) Thần nghe nói lấy đức làm cho dân thuận hợp, không nghe nói lấy loạn mà làm.

(Động)
Luôn cả, cùng với.
◎Như: hòa y nhi miên giữ luôn cả áo mà ngủ.

(Động)
Nhào, trộn.
◎Như: giảo hòa quấy trộn, hòa miến nhào bột mì, hòa dược pha thuốc, trộn thuốc.

(Động)
Giao dịch (thời xưa).
◎Như: hòa thị : (1) quan phủ định giá mua phẩm vật của dân. (2) giao dịch mua bán với dân tộc thiểu số.

(Động)
Ù (thắng, trong ván mà chược hoặc bài lá).
◎Như: hòa bài ù bài.
◇Lão Xá : Giá lưỡng bả đô một hòa, tha thất khứ liễu tự tín, nhi việt đả việt hoảng, việt bối , , , (Tứ thế đồng đường , Nhị bát ) Hai lượt đó đều không ù, ông ta mất hết tự tin, càng đánh càng quýnh, càng xui xẻo.

(Tính)
Êm thuận, yên ổn.
◎Như: hòa ái hòa nhã, tâm bình khí hòa lòng yên tính thuận, hòa nhan duyệt sắc nét mặt hòa nhã vui vẻ.

(Tính)
Ấm, dịu.
◎Như: hòa hú hơi ấm, phong hòa nhật lệ gió dịu nắng sáng, khí trời tạnh ráo tươi sáng.

(Giới)

Đối với, hướng về.(Liên) Với, và, cùng.
◎Như: ngã hòa tha thị hảo bằng hữu tôi với anh ấy là bạn thân.
◇Nhạc Phi : Tam thập công danh trần dữ thổ, Bát thiên lí lộ vân hòa nguyệt , (Nộ phát xung quan từ ) Ba mươi năm công danh (chỉ là) bụi với đất, Tám nghìn dặm đường (chỉ thấy) mây và trăng.Một âm là họa.

(Động)
Lấy thanh âm tương ứng.
◎Như: xướng họa hát lên và hòa theo tiếng.

(Động)
Họa (theo âm luật thù đáp thi từ).
◎Như: họa nhất thủ thi họa một bài thơ.

(Động)
Hùa theo, hưởng ứng.
◎Như: phụ họa hùa theo.

(Động)
Đáp ứng, chấp thuận, nhận lời.

Nghĩa chữ nôm của từ 和


hoà, như "bất hoà; chan hoà; hoà hợp" (vhn)
hùa, như "hùa theo, vào hùa" (btcn)
hoạ, như "hoạ theo, phụ hoạ" (gdhn)
huề, như "huề vốn" (gdhn)

1. [溫和] ôn hòa 2. [不和] bất hòa 3. [平和] bình hòa 4. [媾和] cấu hòa 5. [求和] cầu hòa 6. [共和] cộng hòa 7. [和韻] họa vận, hòa vận 8. [和約] hòa ước 9. [和平] hòa bình 10. [和解] hòa giải 11. [和好] hòa hảo 12. [和會] hòa hội 13. [和合] hòa hợp 14. [和諧] hòa hài 15. [和緩] hòa hoãn 16. [和氣] hòa khí 17. [和睦] hòa mục 18. [和議] hòa nghị 19. [和雅] hòa nhã 20. [和尚] hòa thượng 21. [和順] hòa thuận 22. [協和] hiệp hòa 23. [綠色和平組織] lục sắc hòa bình tổ chức 24. [倡和] xướng họa

Xem thêm từ Hán Việt

  • hữu hảo từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cận sử từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sung điền từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • am hiểu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thăng thiên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 和 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: