大 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 大 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

大 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 大 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 大 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 大 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 大 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: da4, dai4, tai4;
Juytping quảng đông: daai6;
đại, thái

(Tính)
Lớn, to (thể tích, diện tích, dung lượng, số lượng, cường độ, lực lượng).
◎Như: đại san núi lớn, đại hà sông cả, đại vũ mưa to, nhãn tình đại tròng mắt to, lực khí đại khí lực lớn, lôi thanh đại tiếng sấm to.

(Tính)
Cả, trưởng (lớn tuổi nhất).
◎Như: đại ca anh cả, đại bá bác cả.

(Tính)
Tiếng tôn xưng.
◎Như: đại tác tác phẩm lớn (tôn xưng tác phẩm của người khác), tôn tính đại danh quý tính quý danh.

(Tính)
Lớn lao, trọng yếu, cao cả.
◎Như: đại chí chí lớn, chí cao cả.

(Tính)
Trước hoặc sau cấp kế cận (dùng cho thời gian).
◎Như: đại tiền thiên ngày trước hôm qua, đại hậu thiên ngày kìa (sau ngày mai).

(Động)
Hơn.
◇Chiến quốc sách : Tệ ấp chi vương sở thuyết thậm giả, vô đại đại vương , (Quyển tứ) Người mà vua nước tôi tôn kính nhất, không ai hơn đại vương.

(Động)
Khoa trương.
◎Như: khoa đại khoe khoang.
◇Lễ Kí : Thị cố quân tử bất tự đại kì sự, bất tự thượng kì công , (Biểu kí ) Cho nên người quân tử không tự khoa trương việc mình, không tự đề cao công lao của mình.

(Phó)
Thẫm, sâu, nhiều, hẳn.
◎Như: đại hồng đỏ thẫm, thiên dĩ đại lượng trời đã sáng hẳn.
◇Liêu trai chí dị : Ngư đại chí hĩ (Vương Lục Lang ) Cá đến nhiều rồi.

(Phó)
Rất, vô cùng.
◎Như: đại công rất công bình.

(Phó)
Thường, hay, lắm (dùng theo sau chữ bất ).
◎Như: tha bất đại xuất môn kiến nhân đích chị ấy không hay ra ngoài gặp người khác, ngã bất đại liễu giải tôi không rõ lắm.

(Phó)
Sơ lược, nói chung, ước chừng.
◎Như: đại phàm nói chung, đại khái sơ lược.

(Danh)
Người lớn tuổi.

(Danh)
Họ Đại.Một âm là thái.

(Tính)
Cao trọng hơn hết.
◎Như: thái hòa , thái cực , thái lao . Đều cùng âm nghĩa như chữ thái .

Nghĩa chữ nôm của từ 大


đại, như "đại gia; đại lộ; đại phu; đại sư; đại tiện" (vhn)
dãy, như "dãy nhà, dãy núi" (btcn)
dảy, như "dảy ngã" (gdhn)

1. [亞歷山大大帝] á lịch san đại đại đế 2. [大隱朝市] đại ẩn triều thị 3. [大恩] đại ân 4. [大多數] đại đa số 5. [大刀] đại đao 6. [大刀闊斧] đại đao khoát phủ 7. [大道] đại đạo 8. [大盜] đại đạo 9. [大膽] đại đảm 10. [大帝] đại đế 11. [大抵] đại để 12. [大地] đại địa 13. [大同] đại đồng 14. [大同小異] đại đồng tiểu dị 15. [大度] đại độ 16. [大隊] đại đội 17. [大動脈] đại động mạch 18. [大德] đại đức 19. [大約] đại ước 20. [大不列顛與北愛爾蘭聯] đại bất liệt điên dữ bắc ái nhĩ lan 21. [大本營] đại bổn doanh 22. [大半] đại bán 23. [大兵] đại binh 24. [大局] đại cục 25. [大綱] đại cương 26. [大戰] đại chiến 27. [大名] đại danh 28. [大用] đại dụng 29. [大洋] đại dương 30. [大家] đại gia 31. [大覺] đại giác 32. [大旱] đại hạn 33. [大旱望雲霓] đại hạn vọng vân nghê 34. [大海] đại hải 35. [大會] đại hội 36. [大寒] đại hàn 37. [大韓] đại hàn 38. [大行星] đại hành tinh 39. [大漢] đại hán 40. [大型] đại hình 41. [大刑] đại hình 42. [大洪水] đại hồng thủy 43. [大賢] đại hiền 44. [大荒] đại hoang 45. [大猾] đại hoạt 46. [大兄] đại huynh 47. [大塊] đại khối 48. [大去] đại khứ 49. [大概] đại khái 50. [大慶] đại khánh 51. [大器] đại khí 52. [大科] đại khoa 53. [大陸] đại lục 54. [大略] đại lược 55. [大量] đại lượng 56. [大斂] đại liệm 57. [大麻] đại ma 58. [大漠] đại mạc 59. [大麥] đại mạch 60. [大難] đại nạn 61. [大稔] đại nẫm 62. [大娘] đại nương 63. [大悟] đại ngộ 64. [大言] đại ngôn 65. [大義] đại nghĩa 66. [大業] đại nghiệp 67. [大月] đại nguyệt 68. [大元帥] đại nguyên súy 69. [大人] đại nhân 70. [大人物] đại nhân vật 71. [大任] đại nhiệm 72. [大儒] đại nho 73. [大凡] đại phàm 74. [大法] đại pháp 75. [大風] đại phong 76. [大夫] đại phu 77. [大軍] đại quân 78. [大歸] đại quy 79. [大規模] đại quy mô 80. [大使] đại sứ 81. [大事] đại sự 82. [大師] đại sư 83. [大喪] đại tang 84. [大藏經] đại tạng kinh 85. [大字] đại tự 86. [大才] đại tài 87. [大作] đại tác 88. [大西洋] đại tây dương 89. [大靜脈] đại tĩnh mạch 90. [大將] đại tướng 91. [大聲] đại thanh 92. [大聲疾呼] đại thanh tật hô 93. [大臣] đại thần 94. [大勝] đại thắng 95. [大體] đại thể 96. [大樹] đại thụ 97. [大乘] đại thừa 98. [大暑] đại thử 99. [大成] đại thành 100. [大聖] đại thánh 101. [大便] đại tiện 102. [大全] đại toàn 103. [大智] đại trí 104. [大智若愚] đại trí nhược ngu 105. [大腸] đại trường 106. [大丈夫] đại trượng phu 107. [大篆] đại triện 108. [大雪] đại tuyết 109. [大王] đại vương 110. [大赦] đại xá 111. [勃然大怒] bột nhiên đại nộ 112. [博大] bác đại 113. [八大家] bát đại gia 114. [潑天大膽] bát thiên đại đảm 115. [巨大] cự đại 116. [舊大陸] cựu đại lục 117. [矜大] căng đại 118. [強大] cường đại 119. [正大] chánh đại 120. [正大光明] chánh đại quang minh 121. [至大] chí đại 122. [加拿大] gia nã đại 123. [五大洲] ngũ đại châu 124. [五大洋] ngũ đại dương 125. [五角大廈] ngũ giác đại hạ 126. [光大] quang đại 127. [光祿大夫] quang lộc đại phu 128. [光明正大] quang minh chính đại 129. [三千大千世界] tam thiên đại thiên thế giới 130. [偉大] vĩ đại 131. [尾大不掉] vĩ đại bất điệu

Xem thêm từ Hán Việt

  • nhân dũng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lĩnh tụ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • gian giảo từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chân tâm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ba lãng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 大 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: