死 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 死 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

死 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 死 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 死 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 死 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 死 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: si3;
Juytping quảng đông: sei2 si2;
tử

(Động)
Chết.
◎Như: báo tử lưu bì, nhân tử lưu danh , beo chết để lại bộ da, người chết để tiếng thơm.

(Động)
Tuyệt vọng, không còn mong chờ gì nữa (như đã chết).
◇Trang Tử : Phù ai mạc đại ư tâm tử, nhi nhân tử diệc thứ chi , (Điền Tử Phương ) Đáng thương không gì lớn hơn là lòng chết (tuyệt vọng như đã chết), rồi thứ đó mới là xác chết.

(Động)
Hi sinh tính mạng (vì người nào, vì việc nào đó).
◎Như: tử nạn vì cứu nước mà chết, tử tiết chết vì tiết tháo.
◇Sử Kí : Thực nhân chi thực giả tử nhân chi sự, ngô khởi khả dĩ hướng lợi bội nghĩa hồ , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Ăn cơm của người ta thì sống chết cho việc của người, tôi há dám đuổi theo mối lợi mà quay lưng lại với điều nghĩa?

(Tính)
Đã chết, không còn sinh mạng nữa.
◎Như: tử cẩu chó chết.

(Tính)
Không còn hiệu lực, không hoạt động nữa.
◎Như: tử kì nước cờ bí, tử tỉnh giếng không dùng nữa.

(Tính)
Đờ đẫn, không linh động.
◎Như: tử bản khô cứng, tử não cân đầu óc ù lì không biết biến thông.

(Tính)
Không thông, đọng, kẹt.
◎Như: tử hạng ngõ cụt, tử thủy nước tù đọng, tử kết nút thắt chết.

(Tính)
Cứng nhắc, cố định.
◎Như: tử quy củ quy tắc cứng nhắc.

(Tính)
Dùng để mắng chửi hoặc tỏ vẻ thân mật.
◎Như: tử quỷ đồ chết tiệt, tử lão đầu lão già mắc dịch.

(Phó)
Đến cùng.
◎Như: tử thủ kiên quyết giữ đến cùng, tử chiến chiến đấu đến cùng.

(Phó)
Khăng khăng, một mực.
◎Như: tử bất thừa nhận khăng khăng không nhận.

(Phó)
Vô cùng, hết sức, rất.
◎Như: phạ tử liễu sợ muốn chết, nhiệt tử liễu nóng vô cùng.

(Phó)
Trơ trơ.
◎Như: tha thụy đắc chân tử nó ngủ lì bì như chết rồi.

Nghĩa chữ nôm của từ 死

tử, như "tử thần" (vhn)
1. [縊死] ải tử 2. [同生共死] đồng sanh cộng tử 3. [暴死] bạo tử 4. [不死藥] bất tử dược 5. [逼死] bức tử 6. [豹死留皮] báo tử lưu bì 7. [敢死] cảm tử 8. [九死] cửu tử 9. [九死一生] cửu tử nhất sinh 10. [至死] chí tử 11. [客死] khách tử 12. [鹿死誰手] lộc tử thùy thủ 13. [死難] tử nạn 14. [死亡] tử vong

Xem thêm từ Hán Việt

  • bản quyền sở hữu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tiết lộ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • công nghệ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cưỡng miễn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • danh lưu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 死 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: