相 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 相 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

相 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 相 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 相 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 相 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 相 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: xiang1, xiang4;
Juytping quảng đông: soeng1 soeng3;
tương, tướng

(Phó)
Lẫn nhau (bên này và bên kia qua lại, cùng có ảnh hưởng).
◎Như: hỗ tương qua lại, tương thị nhi tiếu nhìn nhau mà cười.
◇Thôi Hộ : Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng , (Đề đô thành nam trang ) Năm ngoái vào ngày hôm nay, ở trong cửa này, Mặt nàng cùng với hoa đào phản chiếu nhau thắm một màu hồng.

(Phó)
Với nhau (kết quả so sánh hai bên).
◎Như: tương dị khác nhau, tương tượng giống nhau, tương đắc ích chương thích hợp nhau thì càng rực rỡ, kì cổ tương đương cờ trống ngang nhau (tám lạng nửa cân).

(Phó)
Cho nhau (qua lại nhưng chỉ có tác động một bên).
§ Ghi chú: Phó từ biến nghĩa thành đại danh từ: tôi, anh, ông ta, v.v. (tùy theo văn mạch).
◎Như: hà bất tảo tương ngữ? sao không sớm cho tôi
hay?
◇Sưu thần hậu kí : Nãi ngữ lộ nhân vân: Dĩ cẩu tương dữ : (Quyển cửu) Bèn nói với người đi đường: Cho anh
con chó này.
◇Hậu Hán Thư : Mục cư gia sổ niên, tại triều chư công đa hữu tương thôi tiến giả , (Chu Nhạc Hà liệt truyện ) (Chu) Mục ở nhà mấy năm, tại triều đình có nhiều người tiến cử ông ta.

(Danh)
Chất, bản chất.
◇Thi Kinh : Kim ngọc kì tương (Đại nhã , Vực bốc ) Chất như vàng ngọc.

(Danh)
Họ Tương.Một âm là tướng.

(Danh)
Dung mạo, hình dạng.
◎Như: phúc tướng tướng có phúc, thông minh tướng dáng dấp thông minh.
◇Tây du kí 西: (Tôn Hành Giả) hiện liễu bổn tướng
() (Đệ tam thập ngũ hồi) (Tôn Hành Giả) hiện ra hình dạng thật của mình.

(Danh)
Chức quan tướng
cầm đầu cả trăm quan.
◎Như: tể tướng , thừa tướng , tướng quốc .

(Danh)
Người giúp lễ.
§ Ngày xưa tiếp khách, cử một người giúp lễ gọi là tướng.

(Danh)
Người dẫn dắt kẻ mù lòa.
◇Tuân Tử : Nhân chủ vô hiền, như cổ vô tướng , (Thành tướng ) Bậc làm chúa không có người hiền tài (giúp đỡ), thì cũng như kẻ mù lòa không người dẫn dắt.

(Danh)
Tên một nhạc khí thời xưa, giống như trống, đánh lên để giữ nhịp chung.

(Danh)
Tiếng hát giã gạo.

(Động)
Xem, coi, thẩm xét.
◇Tả truyện : Lượng lực nhi hành chi, tướng thì nhi động , (Ẩn Công thập nhất niên ) Lượng sức và xem thời cơ mà hành động.

(Động)
Xem để đoán lành xấu phúc họa.
◇Sử Kí : Tướng quân chi diện, bất quá phong hầu, hựu nguy bất an 使, , , (Hoài Âm Hầu liệt truyện ) Coi tướng diện ngài, thì chỉ phong hầu là cùng, mà lại bấp bênh chứ không yên vững.

(Động)
Giúp đỡ.
◎Như: tướng phu giáo tử giúp chồng dạy con.
◇Phù sanh lục kí : Tuyệt xứ phùng sanh, diệc khả vị cát nhân thiên tướng hĩ , (Khảm kha kí sầu ) Chỗ đường cùng gặp lối thoát, cũng có thể bảo rằng trời giúp người lành vậy.

(Động)
Kén chọn.
◎Như: tướng du kén nơi đáng lấy làm chồng.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Lương cầm tướng mộc nhi tê, hiền thần trạch chủ nhi sự , (Đệ lục thập ngũ hồi) Chim khôn lựa cây mà đậu, tôi hiền chọn chúa mà thờ.

(Động)
Cai quản, cầm đầu, cai trị.
◇Liễu Tông Nguyên : Thị túc vi tá thiên tử, tướng thiên hạ pháp hĩ , , (Tử Nhân truyện ) Là đủ để phò vua, cai quản phép tắc của thiên hạ vậy.

Nghĩa chữ nôm của từ 相


tương, như "tương thân tương ái" (vhn)
tướng, như "xem tướng" (btcn)
rương, như "cái rương" (gdhn)

1. [隱相] ẩn tướng 2. [倒履相迎] đảo lí tương nghênh 3. [同惡相濟] đồng ác tương tế 4. [同惡相助] đồng ác tương trợ 5. [同病相憐] đồng bệnh tương liên 6. [白衣卿相] bạch y khanh tướng 7. [蚌鷸相持] bạng duật tương trì 8. [寶相] bảo tướng 9. [不相得] bất tương đắc 10. [不相干] bất tương can 11. [不相能] bất tương năng 12. [布衣卿相] bố y khanh tướng 13. [卜相] bốc tướng 14. [拜相] bái tướng 15. [皮相] bì tướng 16. [骨肉相殘] cốt nhục tương tàn 17. [骨相] cốt tướng 18. [窮相] cùng tướng 19. [針芥相投] châm giới tương đầu 20. [真相] chân tướng 21. [照相] chiếu tướng 22. [宮相] cung tướng 23. [名相] danh tướng 24. [面面相窺] diện diện tương khuy 25. [互相] hỗ tương 26. [旗鼓相當] kì cổ tương đương 27. [內相] nội tướng 28. [相對] tương đối 29. [相腳頭] tương cước đầu 30. [相關] tương quan 31. [首相] thủ tướng 32. [丞相] thừa tướng

Xem thêm từ Hán Việt

  • phạt thiện từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sĩ khí từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • giả thác từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cư đệ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cao tổ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 相 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: