而 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 而 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

而 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 而 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 而 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 而 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 而 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: er2, neng2;
Juytping quảng đông: ji4;
nhi

(Danh)
Lông ở trên hai má.

(Đại)
Mày, ngươi.
◎Như: dư tri nhi vô tội dã ta biết ngươi vô tội, nhi ông cha mày.
◇Sử Kí : Ngô ông tức nhược ông, tất dục phanh nhi ông, tắc hạnh phân ngã nhất bôi canh , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Cha ta tức là cha ngươi, ngươi muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh.
§ Ghi chú: Lời của Hán Vương nói khi Hạng Vũ định giết Thái Công là cha của Hán Vương.

(Đại)
Tôi, ta.
◇Sử Kí : Tiền nhật sở dĩ bất hứa Trọng Tử giả, đồ dĩ thân tại, kim bất hạnh nhi mẫu dĩ thiên chung, Trọng Tử sở dục báo cừu giả vi thùy? Thỉnh đắc tòng sự yên , , , ? (Nhiếp Chánh truyện ) Ngày trước sở dĩ không nhận lời giúp Trọng Tử, là vì còn có mẹ (già). Nay, chẳng may mẹ tôi đã qua đời. (Chẳng hay) cái người mà Trọng Tử muốn báo thù đó là ai? (Tôi) xin làm giúp.

(Giới)

Đến, cho tới.
◎Như: tòng kim nhi hậu từ bây giờ đến về sau.
◇Dịch Kinh : Thị cố hình nhi thượng giả vị chi đạo (Hệ từ thượng ) Cho nên những cái từ hình trở lên gọi là đạo.(Liên) Và, với.
◎Như: cơ trí nhi dũng cảm cơ trí và dũng cảm.(Liên) Nhưng mà, mà.
◇Luận Ngữ : Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ , (Học nhi ) Đã là người hiếu đễ, mà xúc phạm người trên (thì) hiếm có vậy.(Liên) Mà còn, mà lại.
◇Luận Ngữ : Học nhi thì tập chi, bất diệc duyệt hồ , (Học nhi ) Học mà còn mỗi buổi mỗi tập, chẳng cũng thích ư?(Liên) Thì, liền.
§ Dùng như tắc , tựu .
◇Dịch Kinh : Quân tử kiến cơ nhi tác, bất sĩ chung nhật , (Hệ từ hạ ) Người quân tử thấy thời cơ thì làm ngay, không đợi hết ngày.(Liên) Nên, cho nên.
◇Tuân Tử : Ngọc tại san nhi thảo mộc nhuận (Khuyến học ) Ngọc ở trong núi nên cây cỏ tươi tốt.(Liên) Nếu mà.
◇Luận Ngữ : Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi , (Vi chánh ) Học (nếu) mà không suy nghĩ thì không hiểu, suy nghĩ (nếu) mà không học thì nguy hại.(Liên) Huống là, huống chi.
◇Trang Tử : Phù thiên địa chí thần, nhi hữu tôn ti tiên hậu chi tự, nhi huống chi đạo hồ? , , (Thiên đạo ) Kìa trời đất rất là thần minh, mà còn có thứ tự cao thấp trước sau, huống chi là đạo người?

(Trợ)
Dùng ở đầu câu, tương đương với khởi , nan đạo : chứ đâu, nào phải.
◇Luận Ngữ : Vi nhân do kỉ, nhi do nhân hồ tai , (Nhan Uyên ) Làm điều nhân là do mình, chứ đâu có do người?

(Trợ)
Dùng ở cuối câu, tương đương với hề , bãi liễu : thôi, thôi đi.
◇Luận Ngữ : Dĩ nhi! Dĩ nhi! Kim chi tòng chánh giả đãi nhi ! ! (Vi tử ) Thôi đi! Thôi đi! Làm quan thời nay chỉ nguy hiểm thôi.

(Động)
Đến, tới.
◎Như: tự nam nhi bắc từ nam đến bắc, tự tráng nhi lão từ trẻ mạnh đến già yếu.

(Động)
Có thể, khả dĩ.
§ Dùng như chữ năng .
◇Chiến quốc sách : Tề đa tri nhi giải thử hoàn phủ? (Tề sách lục) Tề biết nhiều, có thể tháo cái vòng ngọc này chăng?

Nghĩa chữ nôm của từ 而

nhi, như "nhi (liên từ: mà sau đó): nhi hậu (sau đó), nhi thả (mà còn)" (gdhn)
1. [不翼而飛] bất dực nhi phi 2. [不寒而栗] bất hàn nhi lật 3. [不謀而合] bất mưu nhi hợp 4. [半途而廢] bán đồ nhi phế 5. [向隅而泣] hướng ngung nhi khấp 6. [扣馬而諫] khấu mã nhi gián 7. [乘興而來] thừa hứng nhi lai

Xem thêm từ Hán Việt

  • xuất trần từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hóa sanh, hóa sinh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chính thể từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ân mệnh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sâm si, sâm sai từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 而 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: