行 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 行 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

行 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 行 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 行 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 行 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 行 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: xing2, hang2, xing4, hang4, heng2;
Juytping quảng đông: haang4 hang4 hang6 hong4;
hành, hạnh, hàng, hạng

(Động)
Đi.
◎Như: cẩm y dạ hành áo gấm đi đêm.
◇Luận Ngữ : Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên , (Thuật nhi ) Ba người (cùng) đi, tất có người làm thầy ta.

(Động)
Di động, lưu động.
◎Như: vận hành chuyển vận.

(Động)
Lưu thông.
◎Như: thông hành toàn quốc lưu thông khắp nước, phát hành báo san phát hành sách báo.

(Động)
Làm, làm việc.
◎Như: hành y làm thầy thuốc chữa bệnh, hành thiện làm việc thiện.

(Động)
Thật thi, thật hiện.
◎Như: thật hành dân chủ thật thi dân chủ.

(Động)
Trải qua, đã qua.
◇Liêu trai chí dị : Hành niên nhị thập hữu ngũ, kháng lệ do hư , (Hiệp nữ ) Đã hai mươi lăm tuổi mà chưa lấy vợ.

(Danh)
Hành trang.
◇Sử Kí : Thỉnh trị hành giả hà dã (Cấp Trịnh liệt truyện ) Xin sửa soạn hành trang làm gì vậy?

(Danh)
Đường đi, đường lối, đạo nghĩa.
◇Chiến quốc sách : Kim giả thần lai, kiến nhân ư đại hành, phương bắc diện nhi trì kì giá , , (Ngụy sách tứ ) Hôm nay khi lại đây, tôi gặp một người trên đường cái, hướng về phía bắc mà đánh xe.

(Danh)
Tiếng gọi tắt của hành thư , lối chữ hành, lối chữ hơi đá thảo.

(Danh)
Bài hát, theo lối nhạc phủ hay cổ thi.
◎Như: tràng ca hành bài hát dài, tì bà hành khúc hát tì bà.

(Danh)
Lượng từ: tuần rượu.
◇Tư Mã Quang : Khách chí vị thường bất trí tửu, hoặc tam hành ngũ hành, đa bất quá thất hành , , (Huấn kiệm thị khang ) Khách đến chưa từng không bày rượu, hoặc ba tuần năm tuần, thường thường không quá bảy tuần rượu.

(Danh)
Cái để dùng, của dùng.
◎Như: ngày xưa gọi kim loại, gỗ, nước, lửa, đất là ngũ hành
: ý nói là năm thứ ấy là cái người ta cần dùng hằng ngày vậy.

(Danh)
Họ Hành.

(Tính)
Giỏi, tài.
◎Như: nhĩ chân hành anh tài thật, tha tại giá phương diện hành đắc ngận về mặt đó anh ta giỏi lắm.

(Phó)
Được.
◎Như: hành bất hành? được hay không được?, tố sự chỉ yêu tận tâm tận lực tựu hành liễu làm việc chỉ cần hết lòng hết sức là được.

(Phó)
Sẽ, sắp.
◇Lí Thường Kiệt : Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Nam quốc sơn hà ) Bọn bay rồi sẽ chuốc lấy thất bại.Một âm là hạnh.

(Danh)
Đức hạnh, nết na.
§ Còn ở tâm là đức , thi hành ra là hạnh .
◎Như: độc hạnh đức hạnh hơn người, tu hạnh sửa mình trong sạch (thuật ngữ Phật giáo).

(Danh)
Cử chỉ, hành động, việc làm.
◇Luận Ngữ : Thính kì ngôn nhi quan kì hạnh (Công Dã Tràng ) Nghe lời nói mà còn phải xem việc làm nữa.Một âm là hàng.

(Danh)
Hàng lối.
◎Như: Phép binh ngày xưa cứ 25 người là một hàng
, hàng ngũ binh lính.

(Danh)
Lượng từ: hàng, dãy, dòng.
◎Như: nhất hàng thụ một rặng cây.
◇Đỗ Phủ : Lưỡng cá hoàng li minh thúy liễu, Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên , (Tuyệt cú ) Hai con oanh vàng hót liễu biếc, Một hàng cò trắng vút trời xanh.
◇Tây du kí 西: Thượng hữu nhất hàng thập cá đại tự (Đệ nhất hồi) Trên có một dòng mười chữ lớn.

(Danh)
Cửa tiệm buôn bán, làm dịch vụ.
◎Như: ngân hàng nhà ngân hàng (dịch vụ tài chánh), dương hàng cửa hàng bán đồ nước ngoài, hàng khố công khố ngân hàng.

(Danh)
Ngành, nghề nghiệp.
◎Như: cải hàng đổi ngành, cán na hàng học na hàng làm nghề gì học nghề ấy, nội hàng ở trong nghề (chuyên luyện).Một âm là hạng.

(Danh)
Thứ bậc, thứ tự.
◎Như: hạng nhất , hạng nhị .

(Danh)
Bọn, lũ.
◎Như: Gọi các người tôn trưởng của bạn mình là trượng nhân hạng .
◇Thủy hử truyện : Nhĩ giá đẳng tặc tâm tặc can, ngã hạng tu sử bất đắc , 使 (Đệ thập tứ hồi) Quân giặc từ gan tới ruột chúng bay, bọn ta thật không còn dung thứ được.

(Tính)
Hạng hạng cứng cỏi.

Nghĩa chữ nôm của từ 行


hàng, như "hàng ngũ; ngân hàng" (vhn)
hạnh, như "đức hạnh, tiết hạnh" (btcn)
hành, như "bộ hành; thi hành" (btcn)
ngành, như "ngọn ngành" (btcn)
hãng, như "hãng buôn, hãng phim" (gdhn)
hăng, như "hăng máu, hung hăng" (gdhn)

1. [印行] ấn hành 2. [按行] án hành 3. [大行星] đại hành tinh 4. [同行] đồng hàng, đồng hành 5. [爬行] ba hành 6. [班行] ban hàng 7. [頒行] ban hành 8. [暴行] bạo hành, bộc hành 9. [輩行] bối hành 10. [步行] bộ hành 11. [平行] bình hành 12. [更行] canh hạnh 13. [高行] cao hạnh 14. [景行] cảnh hạnh 15. [鼓行] cổ hành 16. [舉行] cử hành 17. [強行] cưỡng hành 18. [執行] chấp hành 19. [志行] chí hạnh 20. [躬行] cung hành 21. [夜行] dạ hành 22. [學行] học hạnh 23. [行動] hành động 24. [行政] hành chánh 25. [行蹤] hành tung 26. [孝行] hiếu hạnh 27. [橫行] hoành hành 28. [卻行] khước hành 29. [力行] lực hành 30. [五行] ngũ hành 31. [危行] nguy hạnh 32. [儒行] nho hạnh 33. [刊行] san hành 34. [在行] tại hành 35. [世界銀行] thế giới ngân hàng 36. [承行] thừa hành 37. [進行] tiến hành 38. [知行合一] tri hành hợp nhất 39. [修行] tu hành 40. [出行] xuất hành

Xem thêm từ Hán Việt

  • báo chương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ti tửu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bạch tuyết từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ngụy học từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thị lập từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 行 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: