風 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 風 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

風 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 風 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 風 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 風 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 風 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: feng1, feng3, feng4;
Juytping quảng đông: fung1 fung3;
phong, phúng

(Danh)
Gió.
◇Bạch Cư Dị : Sầu kiến chu hành phong hựu khởi, Bạch đầu lãng lí bạch đầu nhân , (Lâm giang tống Hạ Chiêm ) Buồn trông thuyền đi, gió lại nổi lên, Khách bạc đầu ở trong sóng bạc đầu.

(Danh)
Cảnh tượng.
◎Như: phong quang cảnh tượng trước mắt, phong cảnh cảnh tượng tự nhiên, cảnh vật.

(Danh)
Tập tục, thói.
◎Như: thế phong thói đời, di phong dịch tục đổi thay tập tục, thương phong bại tục làm tổn thương hư hỏng phong tục.

(Danh)
Thần thái, lề lối, dáng vẻ.
◎Như: tác phong cách làm việc, lối cư xử, phong độ dáng dấp, nghi thái, độ lượng, phong cách cách điệu, phẩm cách, lề lối.

(Danh)
Tin tức.
◎Như: thông phong báo tín truyền báo tin tức, văn phong nhi lai nghe tin mà lại.
◇Thủy hử truyện : Cố đại tẩu đạo: Bá bá, nhĩ đích Nhạc a cữu thấu phong dữ ngã môn liễu : , (Đệ tứ thập cửu hồi) Cố đại tẩu nói: Thưa bác, cậu Nhạc (Hòa) đã thông tin cho chúng em rồi.

(Danh)
Biến cố.
◎Như: phong ba sóng gió (biến cố, khốn ách).

(Danh)
Vinh nhục, hơn thua.
◎Như: tranh phong cật thố tranh giành ghen ghét lẫn nhau.

(Danh)
Nghĩa thứ nhất trong sáu nghĩa của kinh Thi: phong, phú, tỉ, hứng, nhã, tụng , , , , , .

(Danh)
Phiếm chỉ ca dao, dân dao.
§ Thi Kinh quốc phong nghĩa là nhân những câu ngợi hát của các nước mà xét được phong tục của các nước, vì thế nên gọi thơ ấy là phong
, cùng với thơ tiểu nhã , thơ đại nhã đều gọi là phong
cả.

(Danh)
Bệnh phong.
◎Như: phong thấp bệnh nhức mỏi (đau khớp xương khi khí trời ẩm thấp), phong hàn bệnh cảm lạnh, cảm mạo.

(Danh)
Họ Phong.

(Động)
Thổi.

(Động)
Giáo hóa, dạy dỗ.
◎Như: xuân phong phong nhân gió xuân ấm áp thổi đến cho người, dạy dỗ người như làm ra ân huệ mà cảm hóa.

(Động)
Hóng gió, hóng mát.
◇Luận Ngữ : Quán giả ngũ lục nhân, đồng tử lục thất nhân, dục hồ Nghi, phong hồ Vũ Vu, vịnh nhi quy , , , , Năm sáu người vừa tuổi đôi mươi, với sáu bảy đồng tử, dắt nhau đi tắm ở sông Nghi rồi lên hóng mát ở nền Vũ Vu, vừa đi vừa hát kéo nhau về nhà.

(Động)
Quạt, hong.
◎Như: phong can hong cho khô, phong kê gà khô, phong ngư cá khô.

(Động)
Giống đực giống cái dẫn dụ nhau, gùn ghè nhau.
◎Như: phong mã ngưu bất tương cập không có tương can gì với nhau cả.
◇Tả truyện : Quân xử Bắc Hải, quả nhân xử Nam Hải, duy thị phong mã ngưu bất tương cập dã , , (Hi Công tứ niên ) Ông ở Bắc Hải, ta ở Nam Hải, cũng như giống đực giống cái của ngựa của bò, không thể dẫn dụ nhau được.

(Tính)
Không có căn cứ (tin đồn đãi).
◎Như: phong ngôn phong ngữ lời đồn đãi không căn cứ.Một âm là phúng.

(Động)
Châm biếm.
§ Thông phúng .

Nghĩa chữ nôm của từ 風

phong, như "phong trần" (vhn)
1. [陰風] âm phong 2. [歐風美雨] âu phong mĩ vũ 3. [大風] đại phong 4. [白癜風] bạch điến phong 5. [敗俗頽風] bại tục đồi phong 6. [北風] bắc phong 7. [捕風] bổ phong 8. [捕影拿風] bộ ảnh nã phong 9. [屛風] bình phong 10. [感風] cảm phong 11. [穀風] cốc phong 12. [谷風] cốc phong 13. [古風] cổ phong 14. [颶風] cụ phong 15. [正風] chánh phong 16. [占上風] chiếm thượng phong 17. [狂風] cuồng phong 18. [家風] gia phong 19. [學風] học phong 20. [凱風] khải phong 21. [厲風] lệ phong 22. [滿面春風] mãn diện xuân phong 23. [南風] nam phong 24. [日炙風吹] nhật chích phong xuy 25. [儒風] nho phong 26. [風格] phong cách 27. [風流] phong lưu 28. [風情] phong tình 29. [信風] tín phong 30. [乘風破浪] thừa phong phá lãng 31. [仙風] tiên phong 32. [仙風道骨] tiên phong đạo cốt 33. [中風] trúng phong 34. [出風頭] xuất phong đầu

Xem thêm từ Hán Việt

  • đường đường từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hiềm kị từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khánh chúc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chân nghĩa từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cô lộ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 風 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: