Từ điển Việt Khmer Online

Từ điển Việt Khmer. Từ điển Việt Khmer Online trên tudienso.com là công cụ tra từ điển Việt Khmer thông dụng nhất hiện nay. Bạn có thể tra Từ điển Việt Khmer chuyên ngành nhanh và chính xác.

Từ điển Tiếng Khmer

Từ điển Việt Khmer Online là bộ từ điển vô cùng hữu ích dành cho các bạn đang học tiếng Khmer hoặc các bạn Khmer đang học tiếng Việt. Công cụ này giúp tra cứu nghĩa của từ với Từ điển Việt – Khmer, bộ từ điển với hơn từ vựng và nhiều mẫu câu có ngữ pháp cơ bản Tiếng Việt – Tiếng Khmer dễ học và tham khảo.

Giới thiệu về Tiếng Khmer

Tiếng Khmer (thông tục: ភាសាខ្មែរ [pʰiːəsaː kʰmaːe], trang trọng hơn: ខេមរភាសា [kʰeɛmaʔraʔ pʰiːəsaː]), cũng gọi là tiếng Campuchia là ngôn ngữ của người Khmer và là ngôn ngữ chính thức của Campuchia. Với chừng 16 triệu người nói, đây là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trong ngữ hệ Nam Á (sau tiếng Việt). Tiếng Khmer được ảnh hưởng một cách đáng kể bởi tiếng Phạn và Pali qua Ấn Độ giáo và Phật giáo, đặc biệt trong phạm vi ngôn ngữ hoàng gia và tôn giáo. Tiếng Khmer thông tục có tác động và cũng bị ảnh hưởng một phần nhỏ bởi tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Việt, và tiếng Chăm, ngược lại các ngôn ngữ trên cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng Khmer do sự gần gũi địa lý và ảnh hưởng văn hóa lâu dài, tạo nên một vùng ngôn ngữ Đông Nam Á. Đây cũng là ngôn ngữ Môn–Khmer được được ghi nhận sớm nhất và có hệ chữ viết lâu đời nhất, trước tiếng Môn và rất lâu trước tiếng Việt do tiếng Khmer Cổ là ngôn ngữ của các vương quốc Chân Lạp, Angkor và Phù Nam.

Đa số người Khmer nói phương ngữ Trung Khmer, một phương ngữ Khmer của đồng bằng trung tâm nơi người Khmer tập trung. Tại Campuchia, giọng địa phương có tồn tại nhưng được xem là biến thể của Trung Khmer. Hai ngoại lệ là phương ngữ thủ đô, Phnôm Pênh, và Khmer Khe ở tỉnh Stung Treng, cả hai đều đủ khác biệt với Trung Khmer để có thể xem là những phương ngữ riêng. Ngoài Campuchia, ba phương ngữ được sử dụng bởi người Khmer địa phương mà về mặt lịch sử từng là một phần của Đế quốc Khmer. Phương ngữ Bắc Khmer được nói bởi hơn 4 triệu người tại vùng phía nam Đông Bắc Thái Lan và được vài nhà ngôn ngữ học xem là một thứ tiếng riêng. Khmer Krom, hay Nam Khmer, là ngôn ngữ thứ nhất của người Khmer tại Việt Nam có khoảng hơn 2 triệu người sử dụng. Ngôn ngữ Khmer ở Việt Nam chia làm 3 giọng riêng biệt là phương ngữ Trà Vinh một loại ngôn ngữ cổ được sử dụng từ thời Phù Nam, phương ngữ Sóc Trăng và phương ngữ của người Khmer ở các tỉnh còn lại. Còn người Khmer ở dãy Kravanh nói một phương ngữ thể hiện những nét của tiếng Khmer Trung đại.

Tiếng Khmer chủ yếu là một ngôn ngữ phân tích, đơn lập. Không có biến tố, chia động từ hay hậu tố cách ngữ pháp. Thay vào đó, tiểu từ và trợ từ được dùng để xác định mối quan hệ ngữ pháp. Cấu trúc từ nói chung là chủ–động–tân (subject–verb–object). Có thể dùng phân loại từ (classifier) sau số khi đếm danh từ, tuy nhiên, phân loại từ không phải lúc nào cũng hiện diện như trong tiếng Trung Quốc. Trong ngôn ngữ nói, cấu trúc đề-thuyết (topic-comment) thường gặp và mối quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại xác định cách dùng từ (như đại từ và kính ngữ) khi giao tiếp.

Tiếng Khmer khác với những ngôn ngữ lân cận như tiếng Thái, tiếng Miến Điện, tiếng Lào và tiếng Việt vì nó không phải ngôn ngữ thanh điệu. Ngôn ngữ này được viết bằng chữ Khmer từ ít nhất thế kỷ thứ bảy, đây là một abugida bắt nguồn từ chữ Brāhmī, thông qua chữ chữ Pallava Nam Ấn Độ. Hệ chữ viết Khmer hình thành và được sử dụng qua hàng thế kỷ. Vì nạn mù chữ nên chỉ khoảng 79% người Campuchia biết đọc chữ Khmer.

Bảng chữ cái tiếng Khmer

bảng chữ cái khmer

Tra từ điển Việt Khmer

Mong rằng, bộ từ điển này sẽ đem lại nhiều hữu ích cho quý vị trong quá trình học tập, công tác mà có sử dụng đến tiếng Khmer.

Học giao tiêp tiếng Campuchia

Chào hỏi xã giao

  • Xin chào: Xua sơ đây.
  • Chào buổi sáng: A-run soou sduii
  • Chào buổi chiều: Ti-vaa soou sduii
  • Chào buổi tối: Saa-yan soou sduii
  • Chào tạm biệt: Lia suhn hao-y
  • Hẹn gặp lại: Kheunh anak mtong tiet
  • Chúc may mắn: Soam aoy baan joak jay
  • Xin lỗi: Sôm Tốs
  • Cảm ơn: Okun
  • Không có gì: Soum swa khom
  • Vui lòng nói lại lần nữa: Sohm niyay m’dawng tiat
  • Xin lỗi anh (chị) tên gì?: Sôm tôs boong chs’moôs ây?
  • Vâng, tôi tên là ………., còn bạn tên gì?: Bath (nam)/ Jah (nữ), Kho-nhum chs’moôs ……, chòm nec mích vinh chs’moôs ây?
  • Quê anh (chị) ở đâu?: S’róc boong nâu è na?
  • Quê tôi ở …………: S’róc kh’nhoum nâu ………….
  • Bạn có khỏe không?: Tae anak th-veu dau-cham-tech?
  • Tôi khỏe / không khỏe: Kh’nhoum sok-ha-sab-bay / minol

Trong ăn uống

  • Nhà hàng còn chỗ trống không?: Phô-chờ-ni yod-than kmin can-lâng tôm-nờ tê?
  • Đây không phải là thứ tôi gọi: Ni min-mân chi a-vây đeo khờ-nhôm hô tê.
  • Đói! Chúng tôi đợi quá lâu rồi: Khô-liên! Yâng ban rung-cham yu.
  • Mang cho chúng tôi hóa đơn nhé!: Phờ-tan ao yâng nu vi-kay-yọ-bạt!
  • Hóa đơn này đã bao gồm phí và dịch vụ chưa?: Ni rum banh chun tâng ca bang-pon thờ-ning se-va-kam bang-bờ-rắc ao pu yong?
  • Thanh toán cho chúng tôi nhé!: Bang-bờ-rắc ao púc yâng!
  • Tôi có thể thanh toán bằng thẻ không?: Khờn-hôm ách bang-bờ-rách tam kat?
  • Tôi muốn mua mang về: Khờn-hôm chang tinh-tôm-minh.
  • Tôi muốn mua cái này: Kho-nhum chơn tin muôi nis.

Trong khách sạn

  • Còn phòng trống không ạ?: Ban-tốp tờ-tê?
  • Có những loại phòng nào thế ạ?: Ta ban-tốp bờ-ra-phết na?
  • Phòng đơn giá bao nhiêu?: Ta thờ-lai éc-ta cham-nay bonman?
  • Phòng đôi giá bao nhiêu?: Rờ-bíp ban-tốp pi đang?
  • Tôi muốn đặt phòng trong 1 đêm: Khờ-nhôm chang cọ nâu pê-lùa.
  • Tôi muốn đặt phòng đơn: Khờ-nhôm chang cọ ban-tốp têm-uôi.
  • Tôi muốn trả phòng: Khờ-nhôm chang pi-nít-yamơ.
  • Lấy khăn tắm ở đâu?: Ta kang-sang nâu-ai-nê?
  • Lấy dầu gội ở đâu?: Ta sabu cọ nâu-ai-nê?
  • Lấy xà bông tắm ở đâu?: Lêang sabu nâu-ai-nê?
  • Tôi muốn dọn phòng: Kho-nhum chon oi rip bon túp.

Đi mua sắm

  • Cái này là cái gì?: Nih ch’muah ey?
  • Cái này giá bao nhiêu?: À nis th-lay pon man?
  • Đắt quá!: Thờ-lai pếch!
  • Có bớt giá không?: Min-ban banh-chu-tam-lây?
  • Thanh toán bằng tiền đô được không?: Bang chi đôla?
  • Có được mặc thử không?: Ta a-nắc píc vêa tê?
  • Bán cho tôi 1kg!: Ích khờ-nhôm muôi ki-lâu-cờ-ram!

Khi đi đường nhờ sự giúp đỡ

  • Chỗ đó cách đây bao xa?: Ta can-lâng nọ nâu chờ’ngay bon-na tâu?
  • Giúp tôi với!: Chuôi khờ-nhôm chê-muôi!
  • Tôi cần gặp bác sĩ: Khờ-nhôm tờ-rau tâu chụp cờ-râu-pét
  • Buổi tối đi chơi ở đâu?: Ta a-nắc nung tâu tina?
  • Ở gần đây có gì chơi?: Ta min a-vây thờ-mây?
  • Ngân hàng ở đâu?: Ta thờ-niki kuchi a-vây?
  • Bạn có thể nói chậm hơn được không?: Ta a-nắc ách ni-giây yut chang ni tê?
  • Ở đâu…?: Noev eah nah…?
  • Rẽ trái / Rẽ phải / Đi thẳng: Bawt ch’weng / Bawt s’dum / Phlu chiết
  • Gọi cảnh sát giúp tôi!: Toursapt tow bau li sa daem-bi chuoy khnhom!

Các ngày, tuần, dịp lễ và hỏi thăm

  • Phút : Nia-ti
  • Giờ : Moông (mông)
  • Thứ hai: Th’ngay chăn.
  • Thứ ba: Th’ngay oong-kia.
  • Thứ tư: Th’ngay put.
  • Thứ năm: Th’ngay pro ho’s.
  • Thứ sáu: Th’ngay xôc.
  • Thứ bảy: Th’ngay xau.
  • Chủ nhật: Th’ngay a-tit.
  • Tuần: Săt-p’đa hoặc A-tit.
  • Ngày : Th’ngay
  • Một tuần: Muôi a-tit.
  • Tháng : Khe
  • Năm : Chh’năm
  • Báo cáo tuần: Rô-bai-ca pro-chăm săt-p’đa.
  • Ngày hôm nay : Th’ngay nis
  • Ngày mai : Th’ngay x’ec
  • Ngày mốt : T’ngay khan x’ec
  • Ngày hôm kia : M’xâl m’ngay
  • Ngày Tết: Th’ngay chool chh’năm th’mây.
  • Năm mới: Chh’năm th’mây.
  • Buổi sáng : Pêl p’rưc
  • Buổi trưa : Pêl rô-xiêl
  • Buổi tối : Pêl dup
  • Bình minh : Prô lưm
  • Rạng đông : Pêl prưc prô-hiêm
  • Hoàng hôn : Pêl prô-lup
  • Gần: Chit.
  • Xa: Chh’ngai.
  • Độ chừng: Pro-hel.
  • Bao nhiêu: Pôm-man.
  • Đã, rồi: Hơi.
  • Đang: Com-pung.
  • Sẽ: Nưng.
  • Con đầu lòng anh (chị) bao nhiêu tuổi?: Côn ch’boong rô-bos boong a-du pôn- man?
  • Con đầu lòng tôi 16 tuổi: Côn ch’boong rô-bos Kh’nhum a-du đẹp-prăm muôi chh’năm.
  • Anh có mấy người con?: Boong miên côn pôn-man nec?
  • Tôi có 4 con: Kh’nhum miên côn buôn (khi thân mật dùng tiếng M’tom-bo)
  • Anh có mấy xe ôtô con?: Boong miên lan tôôch pôn man c’rương?

Địa hình, địa vật

  • Ruộng : X’re.
  • Ray: Chom-car.
  • Sông : Tôn-lê hoặc X’tưng.
  • Suối : Ô hoặc Prêc.
  • Kênh đào : Prêc chic hoặc Prò-lai.
  • Ao, hồ : X’ras
  • Bàu : Bâng
  • Dia: Tro-beng
  • Biển : Xác-một.
  • Biển Đông : Xặc-một Chân.
  • Đại dương : Mô-ha xác-một.
  • Vịnh : Chhung xác-một
  • Rừng : P’rây
  • Núi : Ph’num (Phnôm)
  • Đồi : Ph’num tôch.
  • Trảng : Viêl.
  • Đường : Ph’lâu hoặc Th’nol (Khác với đường ăn là S’co)
  • Đường xe hơi : Ph’lâu rô-tês lan, Ph’lâu rot-dun, th’nol lan, th’nol rot-dun
  • Đường sắt : Ph’lâu đec, ph’lâu ay-dec x’may diễn
  • Đường xe bò : Ph’lâu rô-tês cô
  • Đường bộ : Ph’lâu côộc.
  • Đường mòn : Ph’lâu lum
  • Bến : Chom-not (dùng cho đường bộ), Com-puông (dùng cho đường thủy)
  • Bến tàu, Bến phà : Com-puông Phe
  • Sân bay : Chom-not dun-hos hoặc A-cas-diên than (nghĩa là phi trường).
  • Cầu : X’piên.
  • Cầu mới : X’piên th’mây.
  • Thủy điện : Rôông ma-xin tức.
  • Thủy lợi : Thun thiên tục
  • Nhà trường : Xa-la riên
  • Nhà thương : Xa-la pêt.
  • Bệnh viện : Môn-ti pêt.
  • Doanh trại : Bon ti-ây.
  • Trại lính : Bon ti-ây tia-hiên (ti-ây đọc nhanh như tây)
  • Chùa : Voat hoặc A-ram hoặc Vi-Hia.
  • Nhà thờ : Vi-hia ca-tô-lic (Đạo thiên chúa) ; Vi-hia Islam (Hồi giáo).
  • Tháp : Pra-xat.
  • Sâu : Ch’râu
  • Can: Rec
  • Cao : Kh’puôs.
  • Thấp (lùn) : Tiếp
  • Rộng : Tu-li-ây (li-ây đọc nhanh)
  • Hẹp : Choong-iêt.
  • Dài : Veng.
  • Ngắn : Kh’lây.
  • Sông này tên là gì?: Tôn-lê (X’tung) nis ch’muôs ây ?
  • Sông này gọi là sông Xen: X’tưng nis hau x’tưng Xen
  • Về mùa nắng nước sâu tới đâu?: Rô-đâu prăng tức ch’râu đol t’râm na
  • Chỗ nào có cầu? Con-leng na miền x’piên
  • Không có cầu, phải qua bằng thuyền: Ot miền x’piên tê, trâu chh’loong đoi tục.
  • Về mùa mưa nước chảy xiết lắm: Rô- đâu vô-xa tức hộ ch’ros nas.

Làng xóm, dân số và nghề nghiệp

  • Thợ: Chiêng.
  • Thương nhân : Chh’muôn hoặc A-chi-ve-cor.
  • Giáo viên : Cru boong-riên
  • Thầy giáo : Lôộc cru
  • Cô giáo : Nec cru
  • Giáo sư : Xas-t’ra-char
  • Bác sĩ : Vêch-che-bon-đứt
  • Y tá (nam) : Ki-liên-nup-pa-thac.
  • Y tá (nữ) : Ky- liên-nup-pa-tha-di-ca
  • Học sinh : Xơs hoặc Xác-xa-nu-xơs
  • Sinh viên : Nị-xãt
  • Thư ký : Lê-kha hoặc Lê-kha-thi-car hoặc X’miên
  • Sư sãi : Xoong hoặc Phi-khô-xoong.
  • Thợ may : Chiêng cắt-đêm
  • Thợ hớt tóc : Chiêng cắt xoọc
  • Tài xế : Tài-công lan hoặc Nec-boc-bo hoặc Nec-boc rot-dun.
  • Nội trợ : Mê Ph’tes
  • Lính : Tia-hiên.
  • Tiểu học : Pa-thom-xác-xa.
  • Trường tiểu học (cấp 1): Sa-la Pa-thom-xác-xa.
  • Trung học : Mô-th’dum xác-xa.
  • Đại học : Ut-đom xác-xa
  • Cao học: A-nụ-bon-đất
  • Trường đại học: Mô-ha Vit-th’dia-lay.
  • Dân tộc thiểu số : Chun chiêt phiêc tếch.
  • Ngoại kiều : A-nêc-ca-chun
  • Con lai : Côn cắt
  • Ấp này tên gì?: Phum nis chh’muôn ây ?
  • Trước đây anh làm nghề gì?: Mun nis boong thuơ ca a-vây (hoặc pro-cóp car rôôc xi mục rô-bon a-vây) ?
  • Anh dạy cấp mấy?: Boong boong-riên th’nặc ti pôn-man
  • Tôi dạy cấp trung học?: Kh’nhum boong- riên th’nặc mô-th’dum xấc- xa
  • Dạy ở trường nào?: Boong-riên nâu xa-la riên na?

Thức ăn, nước uống và hoa quả

  • Gao: Oong-cor
  • Lúa : X’râu
  • Tấm : Chông oong-cor
  • Cám : Con-tuộc
  • Com : Bai
  • Cơm nếp : Bai đom-nơp (chữ viết đom-nơp, nhưng nói t’nop)
  • Cơm tẻ : Bai kh’xai
  • Cơm cháy : Bai c’đăng
  • Cơm nguội : Bai cooc
  • Cháo : Bo-bor
  • Chè: Bo-bor x’cor
  • Đường (đường ăn) : X’cor
  • Đường trắng : X’cor xo
  • Đường thốt nốt : X’cor th’not
  • Muối : Om bâ
  • Nước mắm : Tức t’rây (có nơi gọi là Tức-thấy)
  • Mắm : Pro hôốc (một loại mắm của Campuchia)
  • Đậu nành : Xon-dec-xiêng
  • Đậu xanh : Xon-đec-bai hoặc Xon-đec khiêu
  • Đậu phộng (lạc) : Xon-đec đây
  • Đậu đũa : Xon-đec trong hoặc Xon-đec cua
  • Rau : bon-le
  • Rau thơm : Chir cro-op
  • Cải bắp : X’pây c’đập
  • Rau muống : Tro-cuộn
  • Nám: Ph’xât
  • Nám rom: Ph’xât chom-bong
  • Mộc nhĩ : Ph’xât t’ro chiếc con-tor (t’ro-chiếc con-đor : Lỗ tai chuột).
  • Bầu : Kh’lôộc
  • Bí đỏ (bí rợ) : L’pâu
  • Bí đao : T’ro-laach (nói nhanh là Tò-lách)
  • Cà chua : Pêng-pos
  • Cà (quả cả) : T’rop
  • Củ đậu (củ sắn) : Pê cuộc
  • Măng : Tum-peng
  • Nêm : Boong Kiêng : Tom
  • Phân biệt : Beng chec, xom coal
  • Hấp : Chom-hội
  • Mời anh uống nước trà: Onh-chơnh boong phấc tức te
  • Tôi muốn uống nước đá, không quen uống nước trà: Kh’nhum choong phấc tức cooc, min th’loap phấc tức te tê
  • Đất ở vùng này trồng đậu tương tốt lắm: Đây nâu đom-bon nis đăm xon- đec xiêng l’o nas.
  • Bàu ở đây có cá nhiều lắm. Ốc, cua cũng nhiều: Bâng nâu ti nis miên trây ch’rơn. Kh’doong, c’đam co ch’rơn nas đer
  • Tôi sẽ đi bẽ khế hoặc me về nấu canh chua: Kh’nhum nưng tâu béc ph’le x’pu tư om-pâl đơm-bay môộc đăm xom-lo mở-chu

Động vật

  • Thỏ : Thói
  • Beo: Kh’la rô-khân
  • Gấu : Kh’la kh’mun (ghép từ con cọp là khla và con ong là khmum)
  • Bò tót : Tun-xoong hoặc cô-prây
  • Trâu rừng : Minh
  • Nai : Pros hoặc Son-đăn
  • Mẫn (mang) : Chh’lus
  • Nhím : Pro-ma
  • Thỏ : Tùn-xai
  • Heo: Ch’ruc
  • Heo rừng : Ch’ruc prây
  • Chó : Chh’ke
  • Chó sói : Chh’ke cho-chóoc
  • Sóc: Com-prôc
  • Khỉ : X’va (nói nhanh như Xoa)
  • Viron Tôôc (tuach)
  • Dê: Pô-pê
  • Vit: Tia
  • Dũ : Cach
  • Hiền : X’lột
  • Ấp : Crap
  • Nở (trứng gà nở): Nhoas
  • Anh có mấy cặp trâu?: Boong miền cro-bây pôn-man nam ?
  • Anh có mấy con trâu? Tôi có 3 con trâu: Boong miên cro-bây pôn-man? Kh’nhum miên cro-bây bây (hoặc Kh’nhum miên cro-bây bây c’bal)
  • Tiếng Kh’mer không dùng tiếng con để chỉ thú vật như trong tiếng Việt, nên khi muốn nói ba con trâu, ba con gà thì nói: Cro-bây bây hoặc cro-bây bay c’bal (trâu 3 đầu tức là con) moan bây (hoặc moan bây c’bal).
  • Anh có nuôi gà không?: Boong miên chính-châm moan tê?

Một số đồ dùng thường ngày

  • Nồi : Chh’năng
  • Chảo : Kh’tes hoặc Chh’năng kh’tes
  • Chén (bát) : Chan
  • Tô (đựng canh) : Chan xom-lo
  • Dĩa (đĩa) : Chan tiếp.
  • Muỗng (thìa) : X’lap pria
  • Đũa : Choong-cơs
  • Vá (muôi) : Vệc
  • Dao : Căm-bật
  • Kéo : Con-t’ray
  • Bàn ủi : Chh’năng út.
  • Ấm nấu nước : Com-xiêu
  • Bình tích (ấm tích) : Păn te
  • Ly: Keo
  • Chung (Tách, Ly uống trà) : Pêng
  • Bình thủy (đựng nước nóng) : Bom-puông tức c’đạo
  • Bình nước đá : Bom-puông tức cooc
  • Thùng : Pot, Thung
  • Mũ, nón : Muộc
  • Nón lá : Đuông
  • Giày, dép : X’bec chơng
  • Dép cao su : X’bec chơng cao-xu
  • Xà phòng : Xa-bu
  • Xà phòng thơm : Xa-bu ch’ap
  • Xà phòng bột : Xa-bu m’xao
  • Bàn chải đánh răng : Ch’ras đôs th’mênh
  • Thuốc đánh răng : Th’năm đôs th mênh
  • Bể (vỡ) : Bec
  • Lủng (Thủng) : Th’lus hoặc Th’li-ây
  • Rách : Rô-hec.
  • Hỏng : Khôôch.
  • Mất : Băt.
  • Giếng nước ở phía nào?: On-đôông tức nâu khang na ?
  • Ở đây dùng nước sông, chưa có giếng: Nâu ti nis prơ tức tun-lê, min toan miên on-đôông
  • Chậu, thùng này có giặc quần áo được không?: Phơng , pot nis cuộc (hoặc booc) kho ao ban tê?

Ruộng, rẫy và mùa màng

  • Bắp giống : Pôt puch.
  • Ruộng : X’re
  • Ray: Chom-car
  • Vườn : Xuôn hoặc Ch’bar hoặc Chom-car
  • Phát rẫy : Cặp P’rây hoặc Cặp chom-car
  • Đốt rẫy : Đột chom car
  • Dọn rẫy : Rơ chom-car
  • Cày : Ph’chuar
  • Bira: Roas
  • Ruộng mạ : Th’nal Xom-nap
  • Giống : Puch
  • Lúa giống : X’râu puch
  • Ma: Xom-nap
  • Gieo mạ : Xap hoặc Xap x’râu
  • Nhổ mạ : Đooc xom-nap
  • Cấy lúa : X’tung x’râu
  • Gieo, trồng : Đăm
  • Chăn (chăn thả trâu bò) : Mol hoặc Kh’viên
  • Công : Chh’nuôl (Công lao động phổ thông)
  • Điểm : Pin-tú
  • Sản phẩm : Phol-lât-phol (hoặc Phạ-lât-tha-phol)
  • Sản xuất : Phol-lât-căm (Phạ-lật-tha-căm)
  • Nông nghiệp : Thuơ x’re hoặc Cặc-xê-căm
  • Nghề phụ : Muc rô-bor bon-toap bon-xom
  • Năng suất : Tin-na-phol
  • Sản lượng : Păc-ri-man phol-lât-phol
  • Phum ta đây có tất cả bao nhiêu hec-ta ruộng và rẫy?: Phum dong miền đây ‘xre, đây chom-car Pon-man hec-ta teng os ?
  • Ruộng ở đây có làm được mùa nghịch (vụ nắng) không?: X’re nâu ti nis thuơ ban rô-đâu prăng-tê?
  • Vụ mùa làm được khoảng bao nhiêu?: Rô-đâu vô-xa thuơ ban pro-hel pôn-man?