解 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 解 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

解 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 解 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 解 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 解 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 解 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: jie3, jie4, xie4;
Juytping quảng đông: gaai2 gaai3 haai6;
giải, giái, giới

(Động)
Bửa, mổ, xẻ.
◎Như: giải mộc xẻ gỗ, giải phẩu mổ xẻ.
◇Trang Tử : Bào Đinh vị Văn Huệ Quân giải ngưu (Dưỡng sanh chủ ) Bào Đinh mổ bò cho Văn Huệ Quân.

(Động)
Cởi, mở ra.
◎Như: giải khấu tử mở nút ra, giải khai thằng tử cởi dây ra, giải y cởi áo, cố kết bất giải quấn chặt không cởi ra được.
◇Nguyễn Du : Thôi thực giải y nan bội đức (Độ Hoài hữu cảm Hoài Âm Hầu ) Cái đức nhường cơm sẻ áo, khó mà làm phản được.

(Động)
Tiêu trừ, làm cho hết.
◎Như: giải vi phá vòng vây, giải muộn làm cho hết buồn bực, giải khát làm cho hết khát.

(Động)
Tan, vỡ, phân tán.
◎Như: giải thể tan vỡ, sụp đổ, thổ băng ngõa giải đất lở ngói tan (ví dụ sự nhân tâm li tán).

(Động)
Trình bày, phân tách, làm cho rõ, thuyết minh.
◎Như: giảng giải giảng cho rõ, giải thích cắt nghĩa, biện giải biện minh.

(Động)
Hiểu, nhận rõ được ý.
◎Như: liễu giải hiểu rõ, đại hoặc bất giải hồ đồ, mê hoặc, chẳng hiểu gì cả.

(Động)
Bài tiết (mồ hôi, đại tiện, tiểu tiện).
◎Như: tiểu giải đi tiểu.
§ Ghi chú: Trong những nghĩa sau đây, nguyên đọc là giái
, nhưng ta đều quen đọc là giải.

(Động)
Đưa đi, áp tống.
◎Như: áp giải tội phạm áp tống tội phạm, giái hướng đem lương đi.

(Động)
Thuê, mướn.
◇Cảnh thế thông ngôn : Đương nhật thiên sắc vãn, kiến nhất sở khách điếm, tỉ muội lưỡng nhân giải liễu phòng, thảo ta phạn khiết liễu , , , (Vạn Tú Nương cừu báo ) Hôm đó trời tối, thấy một khách điếm, chị em hai người thuê phòng, ăn uống qua loa một chút.

(Động)
Cầm cố.
◇Sơ khắc phách án kinh kì : Vãng điển phô trung giải liễu kỉ thập lạng ngân tử (Quyển thập tam) Đến tiệm cầm đồ, đem cầm được mấy chục lạng bạc.

(Danh)
Tên một thể văn biện luận.

(Danh)
Lời giải đáp.
◎Như: bất đắc kì giải không được lời giải đó.

(Danh)
Kiến thức, sự hiểu biết.
◎Như: độc đáo đích kiến giải quan điểm độc đáo.

(Danh)
Thi hương trúng cách (đỗ) gọi là phát giải , đỗ đầu khoa hương gọi là giải nguyên .

(Danh)
Quan thự, chỗ quan lại làm việc.

(Danh)
Họ Giải.Một âm là giới.

(Danh)
Giới trãi một con thú theo truyền thuyết, biết phân biệt phải trái.
§ Còn viết là .
§ Ghi chú: Ta quen đọc là giải
cả.

Nghĩa chữ nôm của từ 解


giải, như "giải buồn; giải nghĩa; giải vây" (vhn)
giãi, như "giãi bầy" (btcn)

1. [押解] áp giải 2. [圖解] đồ giải 3. [不解] bất giải 4. [排解] bài giải 5. [冰解] băng giải 6. [冰消瓦解] băng tiêu ngõa giải 7. [求解] cầu giải 8. [注解] chú giải 9. [支解] chi giải 10. [解放] giải phóng 11. [解決] giải quyết 12. [解除] giải trừ 13. [和解] hòa giải 14. [了解] liễu giải 15. [分解] phân giải

Xem thêm từ Hán Việt

  • toàn thiên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bất cập cách từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phẩm tính từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • châm quy từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cố kết từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 解 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: