的 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 的 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

的 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 的 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 的 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 的 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 的 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: de5, di2, di4;
Juytping quảng đông: di1 dik1;
đích, để

(Tính)
Tươi, sáng.
◇Tống Ngọc : Chu thần đích kì nhược đan (Thần nữ phú ) Môi đỏ tươi như son.

(Tính)
Trắng.
◇Hoàng Thao : Quy ngâm tấn đích sương (Tống hữu nhân biên du ) Trở về than van tóc trắng sương.

(Danh)
Trán trắng của ngựa. Cũng chỉ ngựa trán trắng.

(Danh)
Đích để bắn tên.
◇Vương Sung : Luận chi ứng lí, do thỉ chi trúng đích , (Luận hành , Siêu kì ) Bàn luận hợp lí, cũng như tên bắn trúng đích.

(Danh)
Mục đích, tiêu chuẩn, chuẩn thằng.
◇Liễu Tông Nguyên : Kì đạo dĩ sanh nhân vi chủ, dĩ Nghiêu Thuấn vi đích , (Lục Văn Thông tiên sanh mộ biểu ) Đạo của ông lấy nhân sinh làm chủ, lấy Nghiêu Thuấn làm tiêu chuẩn.

(Danh)
Chấm đỏ trang sức trên mặt phụ nữ thời xưa.
◇Vương Xán : Thoát y thường hề miễn trâm kê, Thi hoa đích hề kết vũ thoa , (Thần nữ phú ) Thoát y thường hề cởi trâm cài, Bôi thêm trên mặt chấm đỏ tươi đẹp hề kết thoa thúy vũ.

(Danh)
Chỉ ngọn núi cao và nhọn.

(Phó)
Xác thực, chân xác, đúng là.
◎Như: đích xác .

(Phó)
Bổ nghĩa cho động từ hoặc hình dung từ đặt trước .
◇Tây sương kí 西: Mã nhi truân truân đích hành, xa nhi khoái khoái đích tùy , (Đệ tứ bổn ) Ngựa hãy chạy chầm chậm, xe hãy theo sau nhanh nhanh.
§ Nhượng Tống dịch thơ: Ngựa kia chầm chậm chứ nào, Xe kia liều liệu theo vào cho mau.

(Phó)
Biểu thị trình độ hoặc kết quả (trong phần câu đặt sau ).
◇Thủy hử truyện : Khứ na tiểu nhị kiểm thượng chỉ nhất chưởng, đả đích na điếm tiểu nhị khẩu trung thổ huyết , (Đệ tam hồi) Hướng tới trên mặt tên tiểu nhị đó chỉ một chưởng, đánh tên tiểu nhị quán trọ đó (mạnh đến nỗi) hộc máu mồm.
◇Hồng Lâu Mộng : Chẩm ma kỉ nhật bất kiến, tựu sấu đích giá dạng liễu , (Đệ nhất hồi) Làm sao mới mấy ngày không gặp mặt mà đã gầy sút như thế.

(Trợ)
Đặt sau hình dung từ: biểu thị tính chất, đặc điểm.
◎Như: mĩ lệ đích phong cảnh phong cảnh đẹp, thông minh đích tiểu hài đứa trẻ thông minh.

(Trợ)
Đặt sau danh từ hoặc đại danh từ: của, thuộc về.
◎Như: ngã đích thư sách của tôi, thái dương đích quang ánh sáng (của) mặt trời.

(Trợ)
Cùng với những chữ đặt trước tạo thành một nhóm chữ giữ vai trò của một danh từ.
◇Tây sương kí 西: Lão đích tiểu đích, thôn đích tiếu đích, một điên một đảo, thắng tự náo nguyên tiêu , , , 便 (Đệ nhất bổn ) Kẻ già người trẻ, kẻ quê người thanh, đông đúc hỗn tạp, náo nhiệt hơn cả đêm rằm tháng giêng.
◇Lão Xá : Nhất vị chưởng quỹ đích, án chiếu lão quy củ, nguyệt gian tịnh một hữu hảo đa đích báo thù , , (Tứ thế đồng đường , Nhị thất ) Một người làm chủ tiệm, theo lệ cũ, mỗi tháng không nhận được thù lao cao cho lắm.

(Trợ)
Đặt sau một đại từ và trước một danh từ: chỉ tư cách, chức vụ của nhân vật tương ứng với đại từ đó.
◎Như: kim thiên khai hội thị nhĩ đích chủ tịch cuộc họp hôm nay, anh làm chủ tịch.

(Trợ)
Đặt sau danh từ hoặc đại từ vốn là đối tượng của một hành động.
◎Như: biệt khai tiểu Lí đích ngoạn tiếu đừng có đùa cợt bé Lí.
◎Như: trảo nhĩ đích ma phiền làm phiền anh.

(Trợ)
Đặt giữa động từ và tân ngữ trong câu, để nhấn mạnh động tác trong phần này về chủ ngữ, tân ngữ, thời gian, nơi chốn, phương thức, v.v.
◎Như: lão Triệu phát đích ngôn, ngã một phát ngôn , lão Triệu nói đó thôi, tôi không có nói.

(Trợ)
Dùng sau một nhóm chữ ở đầu câu, để nhấn mạnh nguyên nhân, điều kiện, tình huống, v.v. (trong phần câu theo sau ).
◎Như: tẩu a tẩu đích, thiên sắc khả tựu hắc liễu hạ lai lạp , đi mau đi thôi, trời sắp tối rồi.

(Trợ)
Dùng sau một loạt liệt kê, biểu thị: còn nữa, vân vân.
◎Như: lão hương môn thế trà đảo thủy đích, nhiệt tình cực liễu , bà con lối xóm pha trà rót nước..., sốt sắng vô cùng.

(Trợ)
Đặt cuối câu, biểu thị khẳng định hoặc tăng cường ngữ khí.
◇Tây sương kí 西: Thử tự thị Tắc Thiên hoàng hậu cái tạo đích, hậu lai băng tổn, hựu thị Thôi tướng quốc trùng tu đích , , (Đệ nhất bổn ) Chùa này là do hoàng hậu Võ Tắc Thiên tạo dựng lên đấy, về sau hư hại, lại là Thôi tướng quốc trùng tu đấy.

(Trợ)
Dùng giữa hai số từ: biểu thị cộng vào hoặc nhân lên với nhau.
◎Như: lục bình phương mễ đích tam mễ, hợp thập bát lập phương mễ , sáu mét vuông nhân với ba mét, thành mười tám mét khối.

Nghĩa chữ nôm của từ 的


đích, như "đích danh, đích thực, đích xác, mục đích" (vhn)
đét, như "gầy đét, khô đét" (btcn)
đít, như "đít nồi; lỗ đít" (btcn)
điếc, như "điếc tai, lựu đạn điếc, điếc lác" (btcn)
đếch, như "đếch cần, đếch biết" (gdhn)

1. [的當] đích đáng 2. [的實] đích thật 3. [的確] đích xác 4. [端的] đoan đích 5. [表的] biểu đích 6. [鵠的] cốc đích 7. [主的] chủ đích 8. [真的] chân đích 9. [準的] chuẩn đích 10. [目的] mục đích 11. [他媽的] tha ma để 12. [中的] trúng đích

Xem thêm từ Hán Việt

  • chúng luận từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thụ thương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sử quán từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cước phí từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bạch nhật quỷ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 的 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: