上 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 上 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

上 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 上 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 上 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 上 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 上 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: shang4;
Juytping quảng đông: soeng5 soeng6;
thượng, thướng

(Danh)
Trên, chỗ cao.
◇Trang Tử : Thượng lậu hạ thấp, khuông tọa nhi huyền , (Nhượng vương ) Trên dột dưới ướt, ngồi ngay ngắn mà gảy đàn.

(Danh)
Phần ở trên của vật thể.
◇Lỗ Tấn : Thủy tựu tòng đỉnh khẩu dũng khởi, thượng tiêm hạ quảng, tượng nhất tọa tiểu san , , (Cố sự tân biên , Chú kiếm ) Nước theo miệng đỉnh vọt lên, phần trên nhọn phần dưới rộng, giống như một hòn núi nhỏ.

(Danh)
Địa vị trên, cấp cao nhất trong xã hội.
◇Lỗ Tấn : Thượng tự vương hậu, hạ chí lộng thần, cá cá hỉ hình ư sắc , (Cố sự tân biên , Chú kiếm ) Bề trên từ vương hậu, bên dưới cho tới lộng thần, ai nấy đều tươi vui hớn hở.

(Danh)
Trời, thiên đế.
◇Luận Ngữ : Đảo nhĩ ư thượng hạ thần kì (Thuật nhi ) Cầu cúng với trời đất (thiên địa), thần trời và thần đất.

(Danh)
Vua, hoàng đế.
◎Như: Ngày xưa gọi vua là chúa thượng , gọi ông vua đang đời mình là kim thượng .

(Danh)
Phiếm chỉ bậc tôn trưởng.
◇Luận Ngữ : Kì vi nhân dã hiếu đễ, nhi hiếu phạm thượng giả tiển hĩ , (Học nhi ) Làm người mà hiếu đễ, thì ít ai xúc phạm bậc người trên.

(Danh)
Một trong bảy kí hiệu ghi âm trong nhạc phổ Trung Quốc thời xưa: thượng, xích, công, phàm, lục, ngũ, ất , , , , , , .

(Danh)
Một trong bốn thanh điệu trong Hán ngữ: bình, thượng, khứ, nhập , , , .

(Danh)
Họ Thượng.

(Phó)
Ở trong chỗ nhất định hoặc phạm vi nào đó, ở bên cạnh (sông hồ), ở mặt ngoài (thượng đặt sau danh từ).
◇Chiến quốc sách : Nhân sanh thế thượng, thế vị phú quý, cái khả hốt hồ tai! , , (Tần sách nhất ) Người sinh ở đời, thế lực, chức vị và tiền của có thể coi thường được đâu!
◇Đỗ Phủ : Giang thượng tiểu đường sào phỉ thúy (Khúc Giang ) Bên sông, nơi nhà nhỏ, chim phỉ thúy làm tổ.
◇Trần Kì Thông : Bi thượng khắc hữu "Kim Sa Giang" tam cá đại tự "" (Vạn thủy thiên san , Đệ tam mạc đệ nhị tràng) Ở mặt ngoài bia khắc ba chữ lớn "Kim Sa Giang".

(Phó)
Về phương diện nào đó (thượng đặt sau danh từ).
◇Tần Mục : Giá phúc họa tại khảo cổ thượng đích giá trị thị bất đãi thuyết liễu, tựu thị đan đan tòng nghệ thuật đích quan điểm khán lai, dã ngận lệnh nhân tán mĩ , , (Nhất phúc cổ họa đích phong vị ) Giá trị bức họa cổ đó về phương diện khảo cổ không cần phải nói, chỉ đơn thuần nhìn theo quan điểm nghệ thuật, cũng đã khiến người ta rất tán thưởng.

(Phó)
Vì nguyên cớ nào đó (thượng đặt sau danh từ).
◇Thủy hử truyện : Khước dã nan đắc Sử Tiến vị nghĩa khí thượng phóng liễu ngã môn (Đệ nhị hồi) Nhưng Sử Tiến vì nghĩa khí mà tha chúng ta thật là một điều hiếm có.

(Phó)
Mới, mới đầu.
§ Dùng như thủy .

(Tính)
Trước (về thời gian hoặc thứ tự).
◎Như: thượng thứ lần trước, thượng bán niên nửa năm đầu.

(Tính)
Tốt nhất, ưu đẳng (cấp bậc hoặc phẩm chất).
◎Như: thượng sách .

(Tính)
Địa vị cao.
◎Như: thượng cấp , thượng lưu xã hội .

(Tính)
Chính, chủ yếu.

(Tính)
Được mùa, phong túc.
◇Quản Tử : Án điền nhi thuế, nhị tuế thuế nhất, thượng niên thập thủ tam, trung niên thập thủ nhị, hạ niên thập thủ nhất, tuế cơ bất thuế , , , , , (Đại khuông ) Theo ruộng mà đánh thuế, hai năm đánh thuế một lần, năm được mùa mười lấy ba, năm vừa mười lấy hai, năm thấp kém mười lấy một, năm đói kém không đánh thuế.

(Tính)
Xa, lâu.

(Tính)
Rộng lớn, quảng đại.

(Trợ)
Dùng sau động từ, biểu thị xu hướng hoặc kết quả của động tác.
◎Như: ba thượng đính phong leo lên đỉnh núi, quan thượng môn đóng cửa lại.
§ Thông thượng .Một âm là thướng.

(Động)
Lên.
◎Như: thướng đường lên thềm.

(Động)
Trình báo, báo lên cấp trên.
◎Như: thướng thư trình thư, thướng biểu trình biểu.

(Động)
Dâng lên, phụng hiến.
◇Pháp Hoa Kinh : Nhĩ thì Long Nữ hữu nhất bảo châu, giá trị tam thiên đại thiên thế giới, trì dĩ thướng Phật , , (Đề Bà Đạt Đa phẩm đệ thập nhị ) Lúc bấy giờ, Long Nữ có một hột châu báu, giá trị bằng cõi tam thiên đại thiên, đem dâng đức Phật.

(Động)
Nộp, giao nạp.

(Động)
Khinh thường, khi lăng.
◇Quốc ngữ : Dân khả cận dã, nhi bất khả thướng dã , (Chu ngữ trung ) Dân có thể thân gần, nhưng không thể khinh thường.

(Động)
Vượt quá, siêu xuất.

(Động)
Tăng gia, thêm.

(Động)
Tiến tới, đi tới trước.
◇Chiến quốc sách : Cam Mậu công Nghi Dương, tam cổ chi nhi tốt bất thướng , (Tần sách nhị ) Cam Mậu đánh Nghi Dương, ba lần thúc trống mà quân không tiến tới.

(Động)
Đi, đến.
◇Tây du kí 西: Long Vương thậm nộ, cấp đề liễu kiếm, tựu yêu thướng Trường An thành, tru diệt giá mại quái đích , , , (Đệ thập hồi) Long Vương giận lắm, vội cầm gươm, đòi đi ngay đến thành Trường An, giết ông thầy xem quẻ.

(Động)
Đáo nhậm, tựu chức.

(Động)
Đặt, để, cho vào.
◇Liêu trai chí dị : Trục nhi đắc chi. Thẩm thị, cự thân tu vĩ, thanh hạng kim sí. Đại hỉ, lung quy. (...), thướng ư bồn nhi dưỡng chi . , , . , . (...), (Xúc chức ) Đuổi theo bắt được (con dế). Nhìn kĩ, mình to đuôi dài, cổ xanh cánh vàng. Mừng lắm, bỏ vào lồng đem về. (...), cho nó vô chậu nuôi.

(Động)
Tới, đạt đáo.

(Động)
Mắc phải, tao thụ.

(Động)
Phù hợp.

(Động)
Diễn xuất.

(Động)
Đăng tải.
◎Như: thướng báo đăng báo.

(Động)
Giảng dạy, học tập.

(Động)
Thắp, đốt.
◇Úc Đạt Phu : Điếm gia đích điện đăng, dã đô dĩ thướng hỏa , (Bạc điện ) Đèn điện của những cửa tiệm đều đã thắp sáng.

(Động)
Khâu vá.

Nghĩa chữ nôm của từ 上

thượng, như "thượng (phía trên); thượng đế; thượng sách" (vhn)
1. [堂上] đường thượng 2. [濮上之音] bộc thượng chi âm 3. [濮上桑間] bộc thượng tang gian 4. [趕不上] cản bất thượng 5. [錦上添花] cẩm thượng thiêm hoa 6. [紙上談兵] chỉ thượng đàm binh 7. [紙上空談] chỉ thượng không đàm 8. [主上] chủ thượng, chúa thượng 9. [掌上明珠] chưởng thượng minh châu 10. [蒸蒸日上] chưng chưng nhật thượng 11. [占上風] chiếm thượng phong 12. [以上] dĩ thượng 13. [圯上老人] di thượng lão nhân 14. [向上] hướng thượng 15. [今上] kim thượng 16. [上等] thượng đẳng 17. [上帝] thượng đế 18. [上級] thượng cấp 19. [上古] thượng cổ 20. [上肢] thượng chi 21. [上游] thượng du 22. [上界] thượng giới 23. [上下] thượng hạ, thướng há 24. [上海] thượng hải 25. [上學] thượng học 26. [上刑] thượng hình 27. [上香] thượng hương 28. [上皇] thượng hoàng 29. [上弦] thượng huyền 30. [上客] thượng khách 31. [上京] thượng kinh 32. [上路] thượng lộ 33. [上流] thượng lưu 34. [上馬] thượng mã 35. [上午] thượng ngọ 36. [上元] thượng nguyên 37. [上品] thượng phẩm 38. [上官] thượng quan 39. [上國] thượng quốc 40. [上疏] thượng sớ 41. [上策] thượng sách 42. [上層] thượng tầng 43. [上坐] thượng tọa 44. [上訴] thượng tố 45. [上將] thượng tướng 46. [上壽] thượng thọ 47. [上陣] thượng trận 48. [上旬] thượng tuần 49. [上苑] thượng uyển

Xem thêm từ Hán Việt

  • trung hưng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • địa chất từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nội địa từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hướng minh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khái huyết từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 上 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: