安 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 安 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

安 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 安 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 安 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 安 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 安 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: an1, yao1, yao4;
Juytping quảng đông: ngon1 on1;
an, yên

(Danh)
Sự yên ổn, hoàn cảnh thư thái, thích nghi.
◎Như: cư an tư nguy lúc ở yên nghĩ đến lúc nguy khốn, chuyển nguy vi an chuyển nguy thành yên.
◇Luận Ngữ : Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an , (Học nhi ) Người quân tử ăn không cầu được no thừa, ở không cần cho sướng thích.

(Danh)
Gọi tắt của an phi tha mệnh amphetamine.
◎Như: hấp an hút amphetamine.

(Danh)
Lượng từ: gọi tắt của chữ an bồi am-pe (ampère, đơn vị đo cường độ dòng điện).

(Danh)
Họ An.

(Tính)
Yên, lặng, tĩnh.
◎Như: an ninh an toàn, tọa lập bất an đứng ngồi không yên.

(Tính)
Ổn định, yên ổn.
◎Như: sanh hoạt an ổn đời sống ổn định.

(Động)
Làm cho ổn định.
◎Như: trừ bạo an lương diệt bạo làm cho dân lành được ổn định, an phủ phủ dụ cho yên, an ủy yên ủi.

(Động)
Bắc, lắp, thiết trí.
◎Như: an điện đăng lắp đèn điện.

(Động)
Khép vào (tội).
◎Như: an tội danh khép vào tội.

(Động)
Định, có ý làm.
◎Như: nhĩ an đích thị thập ma tâm? anh định làm cái gì đây? (nghĩa xấu).

(Động)
Quen thuộc, thành tập quán.
◇Lã Thị Xuân Thu : Chu xa chi thủy kiến dã, tam thế nhiên hậu an chi , (Tiên thức lãm ) Thuyền xe mới đầu thấy vậy, ba đời sau mới thành quen thuộc.

(Phó)
Há, há sao. Cũng như khởi .
◎Như: an năng như thử há được như thế sao?

(Đại)
Sao, sao vậy, đâu.
◎Như: ngô tương an ngưỡng ta hầu ngưỡng vọng vào đâu, nhi kim an tại mà nay còn ở đâu?
◇Tô Mạn Thù : Kim tịch nguyệt hoa như thủy, an tri minh tịch bất hắc vân ái đãi da , (Đoạn hồng linh nhạn kí ) Đêm nay trăng hoa như nước, biết đâu đêm mai mây đen lại chẳng kéo về mù mịt?(Liên) Bèn, do vậy, bởi thế.
◇Tuân Tử : Ủy nhiên thành văn, dĩ thị chi thiên hạ, nhi bạo quốc an tự hóa hĩ , , (Trọng Ni ) Uyển chuyển thành văn, để báo cho thiên hạ biết, do đó mà nước tàn bạo tự cảm hóa vậy.
§ Ghi chú: Còn đọc là yên.

Nghĩa chữ nôm của từ 安


an, như "an cư lạc nghiệp" (vhn)
yên, như "ngồi yên" (btcn)

1. [安穩] an ổn 2. [安慰] an ủy 3. [安得] an đắc 4. [安定] an định 5. [安堵] an đổ 6. [安邦] an bang 7. [安貧] an bần 8. [安貧樂道] an bần lạc đạo 9. [安排] an bài 10. [安邊] an biên 11. [安居樂業] an cư lạc nghiệp 12. [安枕] an chẩm 13. [安逸] an dật 14. [安民] an dân 15. [安家] an gia 16. [安好] an hảo 17. [安樂] an lạc 18. [安命] an mệnh 19. [安眠藥] an miên dược 20. [安能] an năng 21. [安危] an nguy 22. [安閒] an nhàn 23. [安人] an nhân 24. [安然] an nhiên 25. [安寧] an ninh 26. [安分] an phận 27. [安分守己] an phận thủ kỉ 28. [安撫] an phủ 29. [安在] an tại 30. [安坐] an tọa 31. [安素] an tố 32. [安息] an tức 33. [安葬] an táng 34. [安心] an tâm 35. [安宿] an túc 36. [安静] an tĩnh 37. [安神] an thần 38. [安土] an thổ 39. [安身] an thân 40. [安適] an thích 41. [安舒] an thư 42. [安常] an thường 43. [安禪] an thiền 44. [安全] an toàn 45. [安宅] an trạch 46. [安置] an trí 47. [安知] an tri 48. [安處] an xử 49. [保安] bảo an 50. [平安] bình an 51. [苟安] cẩu an 52. [公安] công an 53. [居安思危] cư an tư nguy 54. [居無求安] cư vô cầu an 55. [招安] chiêu an

Xem thêm từ Hán Việt

  • bổng cấp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • dạ cấm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khả nghi từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ngẫu nhiên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lai thế từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 安 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: