經 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 經 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

經 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 經 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 經 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 經 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 經 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: jing1, jing4;
Juytping quảng đông: ging1;
kinh

(Danh)
Đạo thường, đạo đức pháp luật đã định không thể đổi được.
◎Như: thiên kinh địa nghĩa cái đạo thường như trời đất không thể di dịch được.

(Danh)
Sách vở có giá trị đặc thù, vốn được coi trọng là phép tắc, khuôn mẫu.
◎Như: Thi Kinh , Thư Kinh , Hiếu Kinh .

(Danh)
Sách của các tôn giáo.
◎Như: kinh Phật có: Lăng Nghiêm Kinh , Lăng Già Kinh , Bát Nhã Kinh .

(Danh)
Sách về các khoa văn chương, sự vật, nghề nghiệp.
◎Như: ngưu kinh sách xem tường trâu và chữa trâu, mã kinh sách xem tường ngựa và chữa ngựa, trà kinh sách về trà, san hải kinh sách về núi non biển cả.

(Danh)
Đường dọc, sợi dọc.

(Danh)
Về đường sá thì hướng nam bắc gọi là kinh , hướng đông tây gọi là .

(Danh)
Về khoảng trời không và quả đất thì lấy con đường nam bắc cực chính giao với xích đạo là kinh.
◎Như: kinh tuyến theo hướng nam bắc, vĩ tuyến theo hướng đông tây.

(Danh)
Kinh nguyệt đàn bà mỗi tháng máu giàn ra một kì, đúng kì không sai nên gọi là kinh.

(Danh)
Kinh mạch, sách thuốc chia 12 kinh phân phối với các tạng phủ.

(Động)
Chia vạch địa giới.

(Động)
Sửa sang, coi sóc.
◎Như: kinh lí sửa trị.

(Động)
Làm, mưu hoạch.
◎Như: kinh doanh mưu tính làm việc, mưu hoạch phát triển kinh tế, kinh thương buôn bán.

(Động)
Chịu đựng.
◎Như: kinh đắc khởi khảo nghiệm đã chịu đựng được thử thách.

(Động)
Qua, trải qua.
◎Như: thân kinh bách chiến thân trải qua trăm trận đánh, kinh thủ qua tay (đích thân làm).

(Động)
Thắt cổ.
◎Như: tự kinh tự tử, tự thắt cổ chết.
◇Liêu trai chí dị : Nhất nhật Trần mộ quá hoang lạc chi khư, văn nữ tử đề tùng bách gian, cận lâm tắc thụ hoành chi hữu huyền đái, nhược tương tự kinh , , , (A Hà ) Một hôm trời chiều, Trần đi qua một nơi hoang vắng, nghe tiếng người con gái khóc trong đám tùng bách, đến gần thấy dải lưng treo trên cành ngang, như là chực tự thắt cổ.

(Tính)
Bình thường, tầm thường.
◎Như: hoang đản bất kinh hoang đường không bình thường.

(Phó)
Thường hay.
◎Như: tha kinh thường đầu thống anh ấy thường hay đau đầu.

Nghĩa chữ nôm của từ 經


kinh, như "kinh doanh; kinh luân; kinh tuyến" (vhn)
canh, như "canh tơ chỉ vải" (btcn)

1. [大藏經] đại tạng kinh 2. [不經] bất kinh 3. [不經意] bất kinh ý 4. [不經事] bất kinh sự 5. [不經心] bất kinh tâm 6. [閉經] bế kinh 7. [執經] chấp kinh 8. [真經] chân kinh 9. [經營] kinh doanh 10. [經歷] kinh lịch 11. [經綸] kinh luân 12. [經驗] kinh nghiệm 13. [經過] kinh quá 14. [經濟] kinh tế 15. [六經] lục kinh 16. [五經] ngũ kinh 17. [反經] phản kinh 18. [佛經] phật kinh 19. [三字經] tam tự kinh

Xem thêm từ Hán Việt

  • cơ tâm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cấm quân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phân minh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • quang cảnh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tại dã từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 經 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: