管 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 管 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

管 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 管 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 管 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 管 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 管 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: guan3;
Juytping quảng đông: gun2;
quản

(Danh)
Ống sáo, làm bằng tre, có sáu lỗ.

(Danh)
Chỉ chung các nhạc khí như ống sáo, ống tiêu, kèn.
◇Nguyễn Du : Quản huyền nhất biến tạp tân thanh (Thăng Long ) Đàn sáo một loạt thay đổi, chen vào những thanh điệu mới.

(Danh)
Ống.
§ Phàm vật gì tròn rỗng giữa đều gọi là quản.
◎Như: huyết quản mạch máu, dĩ quản khuy thiên lấy ống nhòm trời, ý nói chê kẻ kiến thức hẹp hòi.
§ Ghi chú: Bây giờ ai tự bày ý kiến mình cũng tự nói nhún là quản kiến kiến thức hẹp hòi.

(Danh)
Cái bút.
◎Như: ác quản cầm bút, đồng quản quản bút đỏ.
§ Ghi chú: Quản bút dùng chép sử các đàn bà giỏi, dùng quản đỏ để tỏ cái tấm lòng son, vì thế đồng quản
dùng làm lời khen đàn bà giỏi.
◇Thi Kinh : Di ngã đồng quản (Bội phong , Tĩnh nữ ) Tặng cho ta cán bút đỏ.

(Danh)
Cái khóa, cái then khóa.
◇Bắc sử : Nguyên đẳng nhập thành, thu quản thược , (Lí Linh truyện ) Quân Nguyên vào thành, thu lấy các chìa khóa.

(Danh)
Họ Quản.

(Tính)
Hẹp, ít, nhỏ.
◎Như: quản kiến kiến thức hẹp hòi (khiêm từ).

(Động)
Trông coi, đứng đầu.
◎Như: chưởng quản cai quản, quản hạt đứng đầu trông coi.

(Động)
Câu thúc, gò bó, dạy bảo.
◎Như: quản thúc bắt giữ, ràng buộc.
◇Hồng Lâu Mộng : Can đích ngã quản bất đắc, nhĩ thị ngã đỗ lí điệu xuất lai đích, nan đạo dã bất cảm quản nhĩ bất thành? , , (Đệ ngũ thập cửu hồi) Con nuôi tao không dạy được, chứ mày là con trong bụng đẻ ra, chẳng lẽ tao cũng không dám dạy hay sao?

(Động)
Đảm nhiệm, phụ trách, trông nom.
◎Như: quản lưỡng cá hài tử trông nom hai đứa trẻ.

(Động)
Can thiệp, quan hệ.
◇Hồng Lâu Mộng : Khứ bất khứ, quản ngã thập ma sự? , (Đệ nhị thập nhị hồi) Đi hay không đi, liên can gì đến tôi?

(Động)
Quan tâm đến.
◎Như: biệt quản tha, ngã môn tiên tẩu , đừng bận tâm đến nó, chúng ta đi trước.

(Phó)
Bảo đảm, chắc chắn.
◇Tây du kí 西: Bệ hạ khoan tâm, vi thần quản tống bệ hạ hoàn dương, trùng đăng Ngọc quan , , (Đệ thập nhất hồi) Bệ hạ yên tâm, hạ thần chắc chắn đưa bệ hạ về cõi trần, lại lên ngôi báu.

(Trợ)
Dùng kèm theo chữ khiếu : kêu là.
◎Như: đại gia đô quản tha khiếu đại ca mọi người đều kêu anh ta là đại ca.

Nghĩa chữ nôm của từ 管


quản, như "quản bút" (vhn)
quẩn, như "quẩn chân" (gdhn)
quyển, như "thổi quyển (thổi sáo)" (gdhn)

1. [多管] đa quản 2. [包管] bao quản 3. [該管] cai quản 4. [拘管] câu quản 5. [主管] chủ quản 6. [職管] chức quản 7. [掌管] chưởng quản 8. [兼管] kiêm quản 9. [管制] quản chế 10. [管理] quản lí 11. [盡管] tẫn quản 12. [食管] thực quản 13. [吹管] xuy quản

Xem thêm từ Hán Việt

  • cuồng túy từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cổ đao từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cổ thể từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chân diện mục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đả thị ngữ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 管 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: