道 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 道 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

道 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 道 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 道 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 道 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 道 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: dao4, dao3;
Juytping quảng đông: dou3 dou6;
đạo, đáo

(Danh)
Đường, dòng.
◎Như: thiết đạo đường sắt, hà đạo dòng sông.
◇Luận Ngữ : Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị, nhậm trọng nhi đạo viễn , (Thái Bá ) Kẻ sĩ không thể không (có chí) rộng lớn và cương nghị, (là vì) nhiệm vụ thì nặng mà đường thì xa.

(Danh)
Cái lẽ nhất định ai cũng phải noi theo.
◇Trung Dung : Đạo dã giả, bất khả tu du li dã , (Đại Học ) Đạo là cái không thể lìa trong khoảnh khắc.

(Danh)
Phương pháp, phương hướng, cách.
◎Như: chí đồng đạo hợp chung một chí hướng, dưỡng sinh chi đạo đạo (phương pháp) dưỡng sinh.

(Danh)
Chân lí.
◇Luận Ngữ : Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ , (Lí nhân ) Sáng nghe được đạo lí, tối chết cũng được (không ân hận).

(Danh)
Tư tưởng, học thuyết.
◇Luận Ngữ : Ngô đạo nhất dĩ quán chi (Lí nhân ) Đạo của ta chỉ có một lẽ mà thông suốt cả.

(Danh)
Nghề, kĩ xảo.
◇Luận Ngữ : Tuy tiểu đạo, tất hữu khả quan giả yên. Trí viễn khủng nê, thị dĩ quân tử bất vi dã , . , (Tử Trương ) Tuy là nghề nhỏ, cũng đáng xem xét. Nhưng nếu đi sâu vào đó thì e hóa ra câu nệ, cho nên người quân tử không làm.

(Danh)
Tôn giáo.
◎Như: truyền đạo truyền giáo.

(Danh)
Chỉ đạo giáo, tôn giáo thờ ông Lão Tử làm tiên sư.

(Danh)
Đạo sĩ (nói tắt).
◎Như: nhất tăng nhất đạo một nhà sư một đạo sĩ.

(Danh)
Đạo, một tên riêng để chia khu vực trong nước, nhà Đường chia thiên hạ làm mười đạo, cũng như bây giờ chia ra từng tỉnh vậy.

(Danh)
Lượng từ đơn vị: (1) Tia, dòng (những cái gì hình dài như một đường).
◎Như: nhất đạo hà một con sông, vạn đạo kim quang muôn ngàn tia sáng. (2) Lớp, tuyến (lối ra vào, cổng, tường).
◎Như: lưỡng đạo môn hai lớp cửa, đa đạo quan tạp nhiều từng lớp quan ải. (3) Điều, mục (mệnh lệnh, đạo luật).
◎Như: thập đạo đề mục mười điều đề mục, hạ nhất đạo mệnh lệnh ban xuống một (điều) mệnh lênh. (4) Lần, lượt.
◎Như: lưỡng đạo du tất ba nước sơn, tỉnh nhất đạo thủ tục giảm bớt một lần thủ tục .

(Danh)
Họ Đạo.

(Động)
Nói, bàn.
◎Như: năng thuyết hội đạo biết ăn biết nói (khéo ăn nói).
◇Hiếu Kinh : Phi tiên vương chi pháp ngôn, bất cảm đạo , (Khanh đại phu ) Không phải là lời khuôn phép của các tiên vương thì chẳng dám nói.

(Động)
Hướng dẫn.
§ Cũng như đạo .
◇Luận Ngữ : Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách , , (Vi chánh ) Dẫn dắt dân (thì) dùng đạo đức, đặt dân vào khuôn phép (thì) dùng lễ, để dân biết hổ thẹn mà theo đường phải.

(Động)
Tưởng rằng, ngỡ, cho rằng.
◎Như: ngã đạo thị thùy ni, nguyên lai thị nhĩ lai liễu , tôi tưởng là ai, hóa ra là anh đến.
◇Hồng Lâu Mộng : Chúng nhân đô kiến tha hốt tiếu hốt bi, dã bất giải thị hà ý, chỉ đạo thị tha đích cựu bệnh , , (Đệ nhất nhất lục hồi) Mọi người thấy (Bảo Ngọc) khi vui khi buồn, cũng không hiểu vì sao, chỉ cho đó là bệnh cũ.

(Giới)

Từ, do, theo.
◇Sử Kí : Thái úy Chu Bột đạo Thái Nguyên nhập, định Đại địa , (Cao Tổ bổn kỉ ) Thái úy Chu Bột từ Thái Nguyên vào, bình định đất Đại.

Nghĩa chữ nôm của từ 道


đạo, như "âm đạo; đạo diễn; đạo giáo; lãnh đạo" (vhn)
dạo, như "bán dạo; dạo chơi" (btcn)
nhạo, như "nhộn nhạo" (gdhn)

1. [安貧樂道] an bần lạc đạo 2. [惡道] ác đạo 3. [陰道] âm đạo 4. [大道] đại đạo 5. [道理] đạo lí 6. [地道] địa đạo 7. [同道] đồng đạo 8. [白道] bạch đạo 9. [不道] bất đạo 10. [貧道] bần đạo 11. [本道] bổn đạo 12. [霸道] bá đạo 13. [報道] báo đạo 14. [八正道] bát chính đạo 15. [穀道] cốc đạo 16. [公道] công đạo 17. [衢道] cù đạo 18. [正道] chánh đạo 19. [家道] gia đạo 20. [嚮道] hướng đạo 21. [孝道] hiếu đạo 22. [孔道] khổng đạo 23. [六道] lục đạo 24. [難道] nan đạo 25. [五道] ngũ đạo 26. [一道煙] nhất đạo yên 27. [入道] nhập đạo 28. [人道] nhân đạo 29. [儒道] nho đạo 30. [分道] phân đạo 31. [分道揚鑣] phân đạo dương tiêu 32. [怪道] quái đạo 33. [君道] quân đạo 34. [儳道] sàm đạo 35. [世道] thế đạo 36. [水陸道場] thủy lục đạo tràng 37. [仙風道骨] tiên phong đạo cốt 38. [修道] tu đạo

Xem thêm từ Hán Việt

  • phả nại từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • trị liệu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lai niên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cao đệ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bình phàm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 道 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: