意 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 意 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

意 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 意 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 意 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 意 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 意 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: yi4;
Juytping quảng đông: ji3;
ý, y

(Danh)
Điều suy nghĩ.
◇Dịch Kinh : Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý , (Hệ từ thượng ) Sách không nói hết lời, lời không diễn hết ý.

(Danh)
Kiến giải, quan điểm.
◇Liễu Tông Nguyên : Ngô ý bất nhiên (Đồng Diệp Phong đệ biện ) Quan điểm của tôi cho là không đúng.

(Danh)
Thành kiến, tư niệm.
◇Luận Ngữ : Tử tuyệt tứ: vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã : , , , (Tử Hãn ) Khổng Tử bỏ hẳn bốn tật này: "vô ý" là xét việc thì không đem ý riêng (hoặc tư dục) của mình vào mà cứ theo lẽ phải; "vô tất" tức không quyết rằng điều đó tất đúng, việc đó tất làm được; "vô cố" tức không cố chấp, "vô ngã" tức quên mình đi, không để cho cái ta làm mờ (hoặc không ích kỉ mà phải chí công vô tư).

(Danh)
Vẻ, vị.
◎Như: xuân ý ý vị mùa xuân.
◇Vương Thao : Sanh ẩm tửu tự ngọ đạt dậu, vi hữu túy ý , (Yểu nương tái thế ) Sinh uống rượu từ giờ Ngọ tới giờ Dậu, hơi có vẻ say.

(Danh)
Tình cảm.
◇Đỗ Phủ : Lâm kì ý phả thiết, Đối tửu bất năng khiết , (Tống Lí Giáo Thư ) Đến khúc đường rẽ, tình cảm thật thắm thiết, Trước rượu không sao uống được.

(Danh)
Ước mong, nguyện vọng.
◎Như: xứng tâm như ý vừa lòng hợp ý.

(Danh)
Trong lòng, nội tâm.
◇Hán Thư : Ý khoát như dã (Cao Đế kỉ thượng ) Trong lòng thong dong như vậy.

(Danh)
Nước Ý-đại-lợi .

(Danh)
Nhà Phật cho ý là phần thức thứ bảy, tức là mạt-na thức (phiên âm tiếng Phạn "manas"), nó hay phân biệt nghĩ ngợi.

(Danh)
Họ Ý.

(Động)
Ngờ vực, hoài nghi.
◇Hán Thư : Ư thị thiên tử ý Lương (Lương Hiếu Vương Lưu Vũ truyện ) Do vậy thiên tử có ý ngờ vực Lương.

(Động)
Liệu định, dự tính.
◎Như: xuất kì bất ý bất ngờ, ra ngoài dự liệu.

(Động)
Suy nghĩ, suy xét.
◇Thi Kinh : Chung du tuyệt hiểm, Tằng thị bất ý , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Và sau cùng vượt qua được những chỗ nguy hiểm nhất, Mà ngươi chưa từng nghĩ đến.(Liên) Hay, hoặc là.
◇Trang Tử : Tri bất túc da? Ý tri nhi lực bất năng hành da? , (Đạo Chích ) Biết không đủ chăng? Hay biết mà sức không làm nổi chăng?Một âm là y.

(Thán)
Ôi, ôi chao.
§ Cũng như y .
◇Trang Tử : Y, phu tử loạn nhân chi tính dã , (Thiên đạo ) Ôi, thầy làm rối loạn bản tính con người đó thôi!

Nghĩa chữ nôm của từ 意


ý, như "ý muốn; ngụ ý" (vhn)
ấy, như "chốn ấy" (btcn)
ới, như "la ơi ới" (btcn)
áy, như "áy náy" (gdhn)
ý, như "Ý đồ (điều định nói, định làm); ý chí (lòng mong muốn); ý ngoại (điều đoán trước)" (gdhn)
ơi, như "ai ơi, chàng ơi" (gdhn)

1. [惡意] ác ý 2. [意向] ý hướng 3. [意義] ý nghĩa 4. [意外] ý ngoại 5. [意願] ý nguyện 6. [意思] ý tứ 7. [同意] đồng ý 8. [不經意] bất kinh ý 9. [本意] bổn ý 10. [筆意] bút ý 11. [故意] cố ý 12. [強姦民意] cưỡng gian dân ý 13. [執意] chấp ý 14. [屬意] chúc ý 15. [介意] giới ý 16. [願意] nguyện ý 17. [咈意] phật ý 18. [過意不去] quá ý bất khứ 19. [蓄意] súc ý 20. [初意] sơ ý 21. [在意] tại ý 22. [酒意] tửu ý 23. [出其不意] xuất kì bất ý

Xem thêm từ Hán Việt

  • bi kịch từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • trang hoảng tử từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thương bạch từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • âm nhạc gia từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chủ nhiệm từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 意 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: