觀 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 觀 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

觀 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 觀 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 觀 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 觀 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 觀 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: guan1, guan4;
Juytping quảng đông: gun1 gun3;
quan, quán

(Động)
Xem xét, thẩm thị.
◎Như: sát ngôn quan sắc xem xét lời nói vẻ mặt.
◇Dịch Kinh : Ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa , (Hệ từ hạ ) Ngửng lên xem xét các hình tượng trên trời, cúi xuống xem xét các phép tắc dưới đất.

(Động)
Ngắm nhìn, thưởng thức.
◎Như: quan thưởng ngắm nhìn thưởng thức, tham quan thăm viếng (du lịch).
◇Tả truyện : Thỉnh quan ư Chu lạc (Tương Công nhị thập cửu niên ) Xin hân thưởng nhạc Chu.

(Động)
Bày ra cho thấy, hiển thị.
◇Tả truyện : Quan binh ư Đông Di (Hi Công tứ niên ) Diễn binh thị uy ở Đông Di.

(Danh)
Cảnh tượng, quang cảnh.
◎Như: kì quan hiện tượng, quang cảnh lạ lùng, hiếm có, ngoại quan hiện tượng bên ngoài.

(Danh)
Cách nhìn, quan điểm, quan niệm.
◎Như: nhân sanh quan quan điểm về nhân sinh, thế giới quan quan niệm về thế giới.

(Danh)
Họ Quan.Một âm là quán.

(Động)
Xét thấu, nghĩ thấu.
◇Bát-nhã ba-la mật-đa tâm kinh : Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách , Bồ Tát Quán Tự Tại, khi tiến sâu vào Tuệ Giác Siêu Việt, nhận chân ra năm hợp thể đều là (tự tánh) Không, liền độ thoát mọi khổ ách.

(Danh)
Nhà dựng trên cao, bên ngoài cung vua, để vui chơi.
◇Lễ Kí : Sự tất xuất du vu quán chi thượng (Lễ vận ) Việc xong, đi ra chơi ở nhà lầu.

(Danh)
Lầu, gác cao.
◎Như: Nhật quán là tên nhà lầu cao để xem mặt trời trên núi Thái Sơn .
◇Sử Kí : Nhị Thế thượng quán nhi kiến chi, khủng cụ, Cao tức nhân kiếp lệnh tự sát , , (Lí Tư truyện ) Nhị Thế lên lầu xem thấy thế, hoảng sợ, (Triệu) Cao liền nhân đấy bức bách Nhị Thế phải tự sát.

(Danh)
Miếu đền của đạo sĩ.
◇Liêu trai chí dị : Nhất nhật, tự song trung kiến nữ lang, tố y yểm ánh hoa gian. Tâm nghi quán trung yên đắc thử , , . (Hương Ngọc ) Một hôm, từ trong cửa sổ thấy một người con gái, áo trắng thấp thoáng trong hoa. Bụng lấy làm lạ sao ở trong đền đạo sĩ lại có người này.

(Danh)
Họ Quán.

Nghĩa chữ nôm của từ 觀

quan, như "quan sát" (vhn)
1. [傍觀] bàng quan 2. [旁觀] bàng quan 3. [悲觀] bi quan 4. [改觀] cải quan 5. [主觀] chủ quan 6. [容觀] dong quan 7. [奇觀] kì quan 8. [可觀] khả quan 9. [客觀] khách quan 10. [人生觀] nhân sinh quan 11. [觀點] quan điểm 12. [觀看] quan khán 13. [觀察] quan sát 14. [參觀] tham quan 15. [偉觀] vĩ quan

Xem thêm từ Hán Việt

  • phê phán từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tịch dương từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • dạ khách từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chiếp chiếp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cố lão từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 觀 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: