省 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 省 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

省 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 省 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 省 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 省 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 省 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: sheng3, xian3, xing3;
Juytping quảng đông: saang2 sing2;
tỉnh, tiển

(Động)
Xem xét, kiểm điểm.
◇Luận Ngữ : Nội tỉnh bất cứu (Nhan Uyên ) Xét trong lòng không có vết (không có gì đáng xấu hổ).

(Động)
Thăm hầu.
◎Như: thần hôn định tỉnh sớm tối thăm hầu.

(Động)
Hiểu, lĩnh ngộ.
◇Sử Kí : Lương vi tha nhân ngôn, giai bất tỉnh , (Lưu Hầu thế gia ) (Trương) Lương nói cho người khác nghe, thì họ đều không hiểu.

(Động)
Khảo giáo.
◇Lễ Kí : Nhật tỉnh nguyệt thí (Trung Dung ) Hằng ngày khảo dạy, hằng tháng thi kiểm.

(Động)
Dè sẻn, tiết kiệm.
◎Như: tỉnh kiệm tằn tiện.

(Động)
Giảm bớt.
◎Như: tỉnh sự giảm bớt sự phiền toái.
◇Thủy hử truyện : Phục vọng bệ hạ thích tội khoan ân, tỉnh hình bạc thuế, dĩ nhương thiên tai, cứu tế vạn dân , , , (Đệ nhất hồi) Cúi mong bệ hạ tha tội ban ơn, giảm hình bớt thuế, cầu miễn tai trời, cứu tế muôn dân.

(Động)
Khỏi phải, không cần.
◇Mạnh Hán Khanh : Tỉnh phiền não, mạc thương hoài , (Ma hợp la , Tiết tử ) Khỏi phiền não, đừng thương nhớ.

(Danh)
Một cơ cấu hành chánh thời xưa.
◎Như: trung thư tỉnh sở quan cai quản việc quốc nội (thời xưa), nhà Minh đổi thành ti bố chánh.
◇Nguyễn Trãi : Vi tỉnh thối quy hoa ảnh chuyển 退 (Thứ vận Trần thượng thư đề Nguyễn bố chánh thảo đường ) Ở vi sảnh (ti bố chánh) lui về, bóng hoa đã chuyển.

(Danh)
Tỉnh, đơn vị khu vực hành chánh trong nước, ở trên huyện.
◎Như: Quảng Đông tỉnh tỉnh Quảng Đông.

(Danh)
Cung cấm.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Trung quan thống lĩnh cấm tỉnh, Hán gia cố sự , (Đệ tam hồi) Các hoạn quan coi sóc việc trong cung cấm, phép cũ nhà Hán (từ xưa vẫn thế).Một âm là tiển.
§ Thông tiển .

Nghĩa chữ nôm của từ 省


tỉnh, như "tỉnh (huyện; để dành, bỏ qua); bất tỉnh" (vhn)
xển, như "kéo xển" (btcn)
xỉnh, như "xó xỉnh" (btcn)
xĩnh, như "xoàng xĩnh" (btcn)
tểnh, như "tấp tểnh (tính viêc lớn)" (gdhn)
tễnh, như "tập tễnh" (gdhn)

1. [定省] định tỉnh 2. [不省] bất tỉnh 3. [不省人事] bất tỉnh nhân sự 4. [宮省] cung tỉnh 5. [六省] lục tỉnh 6. [人事不省] nhân sự bất tỉnh 7. [反省] phản tỉnh 8. [三省] tam tỉnh 9. [晨昏定省] thần hôn định tỉnh 10. [修省] tu tỉnh

Xem thêm từ Hán Việt

  • bảo dong, bảo dung từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cấm võng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • âm trị từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • tu la từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nam mô từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 省 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: