已 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 已 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

已 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 已 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 已 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 已 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 已 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: yi3;
Juytping quảng đông: ji5;


(Động)
Thôi, ngừng.
◎Như: hiêu hiêu bất dĩ nhai nhải chẳng thôi.
◇Thi Kinh : Phong vũ như hối, Kê minh bất dĩ , (Trịnh phong , Phong vũ ) Gió mưa mù mịt, Gà gáy không thôi.

(Động)
Truất bỏ, bãi chức.
◇Luận Ngữ : Lệnh duẫn Tử Văn tam sĩ vi lệnh duẫn, vô hỉ sắc; tam dĩ chi, vô uấn sắc ,; , (Công Dã Tràng ) Quan lệnh doãn Tử Văn ba lần làm lệnh doãn, không tỏ vẻ mừng; ba lần bị cách chức, không tỏ vẻ oán hận.

(Động)
Làm xong, hoàn tất.
◇Quốc ngữ : Hữu tư dĩ ư sự nhi thuân (Tề ngữ ) Quan hữu tư xong việc rồi lui về.

(Động)
Không chịu cho, không chấp nhận, bất hứa.
◇Dật Chu thư : Dịch di dĩ ngôn, chí bất năng cố, dĩ nặc vô quyết, viết nhược chí giả dã , , , (Quan nhân ) Thay đổi lời đã nói, ý chí không vững chắc, từ khước hay chấp nhận không nhất định, gọi là nhu nhược vậy.

(Động)
Khỏi bệnh.
◇Sử Kí : Nhất ẩm hãn tận, tái ẩm nhiệt khứ, tam ẩm bệnh dĩ , , (Biển Thước Thương Công truyện ) Uống lần thứ nhất hết mồ hôi, uống lần thứ hai hết nóng, uống lần thứ ba khỏi bệnh.

(Phó)
Quá, lắm.
◇Mạnh Tử : Trọng Ni bất vi dĩ thậm giả (Li Lâu hạ ) Trọng Ni chẳng là quá lắm ư?

(Phó)
Đã.
◎Như: dĩ nhiên đã rồi, dĩ nhi mà thôi.
◇Luận Ngữ : Đạo chi bất hành, dĩ tri chi hĩ , (Vi tử ) Đạo mà không thi hành được, thì đã biết vậy rồi.

(Phó)
Rồi, sau đó.
◇Sử Kí : Hàn vương Thành vô quân công, Hạng Vương bất sử chi quốc, dữ câu chí Bành Thành, phế dĩ vi hầu, dĩ hựu sát chi , 使, , , (Hạng Vũ bổn kỉ ) Hàn vương Thành không có quân công, Hạng Vương không cho về nước, (mà bắt) cùng về Bành Thành, giáng xuống tước hầu, rồi lại giết chết.

(Trợ)
Đặt cuối câu, tương đương với .
◎Như: mạt do dã dĩ chẳng biết noi đâu nữa vậy thôi.

(Thán)
Dùng ở đầu câu, biểu thị cảm thán.
§ Cũng như ai .(Liên) Do, vì, nhân đó.
§ Dùng như .
◇Tây du kí 西: Hành giả tọa tại thượng diện, thính kiến thuyết xuất giá thoại nhi lai, dĩ thử thức phá liễu , , (Đệ tứ ngũ hồi) Hành Giả ngồi ở bên trên, nghe thấy những lời nói chuyện như thế, do đó biết họ đã vỡ lẽ rồi.

(Đại)
Ấy, đó, như thế.
◇Luận Ngữ : Bão thực chung nhật, vô sở dụng tâm, nan hĩ tai! Bất hữu bác dịch giả hồ? Vi chi do hiền hồ dĩ , , ! ? (Dương Hóa ) Ăn no suốt ngày, chẳng hết lòng hết sức vào việc gì, thật là khó chịu! Sao không đánh cờ đi? Đánh cờ còn hơn là (ở không) như thế.

Nghĩa chữ nôm của từ 已


dĩ, như "bất đắc dĩ; dĩ nhiên; dĩ vãng" (vhn)
dãi, như "mũi dãi, nước dãi; yếm dãi" (gdhn)

1. [不得已] bất đắc dĩ

Xem thêm từ Hán Việt

  • dong nhan từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chiến tướng từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chưng thử từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • xuất sĩ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ẩm thực từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 已 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: