面 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 面 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

面 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 面 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 面 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 面 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 面 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: mian4, mian3;
Juytping quảng đông: min6;
diện, miến

(Danh)
Mặt, bộ phận gồm cả tai, mắt, má, mũi, miệng.
◎Như: diện mạo bộ mặt, khuôn mặt.
◇Thôi Hộ : Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng , (Đề đô thành nam trang ) Năm ngoái vào ngày hôm nay, ở trong cửa này, Mặt người cùng với hoa đào phản chiếu nhau thắm một màu hồng.

(Danh)
Phía, bên, đằng.
◎Như: chánh diện mặt giữa, trắc diện mặt bên, toàn diện khắp mặt, toàn thể.

(Danh)
Phần hiện ra bên ngoài hoặc bên trên của vật thể.
◎Như: lộ diện mặt đường, thủy diện mặt nước, địa diện mặt đất.

(Danh)
Bề mặt.
§ Trong môn hình học, chỉ tính dài rộng, không kể đến dày mỏng gọi là bề mặt.
◎Như: bình diện mặt phẳng.

(Danh)
Cảnh huống, tình huống.
◎Như: tràng diện tình hình, cục diện tình cảnh, thế diện tình thế.

(Danh)
Lượng từ: (1) Lá, tấm, cái.
◎Như: nhất diện quốc kì một lá quốc kì, lưỡng diện kính tử hai tấm gương, tam diện tường ba mặt tường. (2) Lần gặp mặt.
◎Như: kiến quá nhất diện gặp mặt một lần.

(Động)
Gặp, thấy.
◎Như: kiến diện gặp mặt.
◇Lễ Kí : Xuất tất cáo, phản tất diện , (Khúc lễ thượng ) Đi thưa về trình (ra đi thì thưa, trở về thì gặp mặt).

(Động)
Ngoảnh về, hướng về.
◎Như: nam diện ngoảnh về hướng nam, diện bích tư quá quay mặt vào tường suy nghĩ lỗi lầm, bối san diện thủy tựa núi hướng ra sông.

(Phó)
Ngay mặt, trước mặt, đích thân.
◎Như: diện đàm nói chuyện trực tiếp, diện giao đích thân chuyển giao.Tục viết là .Giản thể của .

Nghĩa chữ nôm của từ 面


diện, như "ăn diện; diện mạo; hiện diện" (vhn)
miến, như "canh miến; miến phấn (bột tán); miến hồ (bột dính); đại mễ miến (bột gạo)" (gdhn)

1. [代面] đại diện 2. [地面] địa diện 3. [白面書生] bạch diện thư sanh 4. [本來面目] bản lai diện mục 5. [北面] bắc diện 6. [背面] bối diện 7. [蓬頭垢面] bồng đầu cấu diện 8. [八面] bát diện 9. [平面] bình diện 10. [表面] biểu diện 11. [改頭換面] cải đầu hoán diện 12. [球面] cầu diện 13. [局面] cục diện 14. [革面] cách diện 15. [革面洗心] cách diện tẩy tâm 16. [鳩形鵠面] cưu hình hộc diện 17. [真面目] chân diện mục 18. [正面] chính diện, chánh diện 19. [面面相窺] diện diện tương khuy 20. [面黃肌瘦] diện hoàng cơ sấu 21. [面孔] diện khổng 22. [假面] giả diện 23. [會面] hội diện 24. [兩面] lưỡng diện 25. [滿面春風] mãn diện xuân phong 26. [一面] nhất diện 27. [二面] nhị diện 28. [人面] nhân diện 29. [人面獸心] nhân diện thú tâm 30. [反面] phản diện 31. [方面] phương diện 32. [切面] thiết diện 33. [全面] toàn diện 34. [呈面] trình diện 35. [出頭露面] xuất đầu lộ diện

Xem thêm từ Hán Việt

  • nho sanh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • quát thiệt từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thái quốc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nã thủ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • gia quyến từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 面 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: