局 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 局 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

局 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 局 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 局 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 局 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 局 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: ju2, ji1;
Juytping quảng đông: guk6;
cục

(Danh)
Đơn vị tổ chức (trong đoàn thể hay cơ quan chính phủ để phân công làm việc).
◎Như: bưu cục cục bưu điện, giáo dục cục cục giáo dục.

(Danh)
Cửa tiệm, hiệu buôn.
◎Như: dược cục tiệm thuốc, thư cục hiệu sách.

(Danh)
Phần, bộ phận.
◇Lễ Kí : Tả hữu hữu cục, các ti kì cục , (Khúc lễ thượng ) (Trong quân) bên trái bên phải có bộ phận riêng, bên nào phận sự nấy.

(Danh)
Bàn cờ.
◇Đỗ Phủ : Lão thê họa chỉ vi kì cục, Trĩ tử xao châm tác điếu câu , (Giang thôn ) Vợ già vẽ giấy làm bàn cờ, Lũ trẻ đập kim làm móc câu.

(Danh)
Lượng từ: bàn, ván (cờ, thể thao).
◎Như: đối dịch lưỡng cục hai ván cờ.

(Danh)
Việc tụ họp (yến tiệc, vui chơi).
◎Như: phạn cục tiệc tùng, bài cục bài bạc.

(Danh)
Tình huống, hình thế.
◎Như: thì cục thời cuộc, nguy cục tình huống nguy hiểm.

(Danh)
Kết cấu, tổ chức.
◎Như: cách cục cấu trúc từng phần có lề lối, bố cục sự phân bố mạch lạc, cấu trúc.

(Danh)
Khí lượng, bụng dạ.
◎Như: khí cục khí lượng, cục lượng phẩm cách độ lượng.

(Danh)
Kế, tròng.
◎Như: phiến cục trò lừa, mĩ nhân cục mĩ nhân kế.
◇Hồng Lâu Mộng : Vương Hi Phượng độc thiết tương tư cục (Đệ thập nhị hồi) Vương Hy Phượng độc ác, bày kế tương tư.

(Động)
Cong, khom.
§ Thông cục .
◇Thi Kinh : Vị thiên cái cao, Bất cảm bất cục , (Tiểu nhã , Chánh nguyệt ) Bảo rằng trời cao, (Nhưng) không dám không khom lưng.

(Động)
Gò bó, câu thúc, hạn chế.
§ Thông câu .
◎Như: cục hạn giới hạn, cục ư nhất ngung gò bó vào một góc.

(Tính)
Cuốn, cong.
◇Thi Kinh : Dư phát khúc cục (Tiểu nhã , Thải lục ) Tóc em quăn rối.

(Tính)
Chật, hẹp.
◎Như: phòng gian thái cục xúc tẩu động bất tiện 便 nhà cửa chật hẹp đi lại không tiện.

Nghĩa chữ nôm của từ 局


cục, như "cục đất; cục cằn, kì cục" (vhn)
cộc, như "áo cộc; cộc cằn, cộc lốc; lộc cộc" (btcn)
cuộc, như "cuộc cờ; đánh cuộc" (btcn)
gục, như "gục đầu, ngã gục" (btcn)
ngúc, như "ngúc ngắc" (btcn)

1. [大局] đại cục 2. [當局] đương cục 3. [布局] bố cục 4. [佈局] bố cục 5. [博局] bác cục 6. [郵局] bưu cục 7. [郵政局] bưu chính cục 8. [局度] cục độ 9. [局部] cục bộ 10. [局面] cục diện 11. [局戲] cục hí 12. [局量] cục lượng 13. [局內人] cục nội nhân 14. [局外] cục ngoại 15. [局勢] cục thế 16. [局促] cục xúc 17. [政局] chính cục 18. [戰局] chiến cục 19. [終局] chung cục 20. [器局] khí cục 21. [分局] phân cục 22. [世局] thế cục

Xem thêm từ Hán Việt

  • củng cực từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bàn tra từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ý nguyện từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bất kì từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • bồi huấn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 局 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: