教 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 教 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

教 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 教 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 教 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 教 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 教 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: jiao4, jiao1;
Juytping quảng đông: gaau1 gaau3;
giáo, giao

(Động)
Truyền thụ, truyền lại.
◇Liễu Tông Nguyên : Giáo ư hậu thế (Lục nghịch luận ) Truyền cho đời sau.

(Động)
Dạy dỗ.
◎Như: giáo dục dạy nuôi.
◇Mạnh Tử : Cổ giả dịch tử nhi giáo chi (Li Lâu thượng ) Người xưa đổi con cho nhau mà dạy dỗ.

(Danh)
Tiếng gọi tắt của tôn giáo : đạo.
◎Như: Phật giáo đạo Phật, Hồi giáo đạo Hồi.

(Danh)
Lễ nghi, quy củ.
◇Mạnh Tử : Bão thực noãn y, dật cư nhi vô giáo, tắc cận ư cầm thú , , (Đằng Văn Công thượng ) No cơm ấm áo, ở không mà chẳng có lễ phép quy củ, thì cũng gần như cầm thú.

(Danh)
Mệnh lệnh của thiên tử gọi là chiếu , mệnh lệnh của thái tử và của chư hầu gọi là giáo .

(Danh)
Họ Giáo.

(Tính)
Thuộc về giáo dục, sự dạy học.
◎Như: giáo chức các chức coi về việc học, giáo sư thầy dạy học.Một âm là giao.

(Động)
Sai khiến, bảo, cho phép.
◎Như: mạc giao chớ khiến.
◇Chu Bang Ngạn : Trướng lí bất giao xuân mộng đáo (Ngọc lâu xuân ) Trong trướng không cho xuân mộng đến.

Nghĩa chữ nôm của từ 教


giáo, như "thỉnh giáo" (vhn)
dáo, như "dáo dác" (btcn)
ráu, như "nhai rau ráu" (gdhn)
tráo, như "tráo trở; đánh tráo" (gdhn)

1. [印度教] ấn độ giáo 2. [多神教] đa thần giáo 3. [波斯教] ba tư giáo 4. [白蓮教] bạch liên giáo 5. [拜火教] bái hỏa giáo 6. [拜物教] bái vật giáo 7. [公教] công giáo 8. [指教] chỉ giáo 9. [政教] chính giáo 10. [名教] danh giáo 11. [家教] gia giáo 12. [耶穌教] gia tô giáo 13. [教育] giáo dục 14. [教士] giáo sĩ 15. [回教] hồi giáo 16. [孔教] khổng giáo 17. [領教] lĩnh giáo 18. [內教] nội giáo 19. [一神教] nhất thần giáo 20. [儒教] nho giáo 21. [佛教] phật giáo 22. [三教] tam giáo 23. [儘教] tẫn giáo 24. [宗教] tông giáo 25. [受教] thụ giáo 26. [助教] trợ giáo 27. [傳教] truyền giáo

Xem thêm từ Hán Việt

  • phản lộ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • sung đống hãn ngưu từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khuông phục từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cát kê từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chửng nịch từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 教 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: