極 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 極 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

極 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 極 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 極 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 極 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 極 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: ji2;
Juytping quảng đông: gik6;
cực

(Danh)
Cột trụ nhà, rường cột nhà.
◇Trang Tử : Kì lân hữu phu thê thần thiếp đăng cực giả (Tắc Dương ) Hàng xóm người ấy, có cả vợ chồng, tôi tớ, tì thiếp leo lên cột trụ nhà.

(Danh)
Chỗ cao xa nhất, chỗ tận cùng.
◇Thi Kinh : Du du thương thiên, Hạt kì hữu cực? , (Đường phong , Bảo vũ ) Trời xanh cao xa kia ơi, Bao giờ đến được chỗ tận cùng?

(Danh)
Ngôi vua.
◎Như: đăng cực lên ngôi vua.

(Danh)
Chỗ chính giữa làm chuẩn tắc, khuôn mẫu.
◇Thi Kinh : Thương ấp dực dực, Tứ phương chi cực , (Thương tụng , Ân vũ ) Kinh đô nhà Thương rất tề chỉnh, Làm khuôn mẫu cho các nước ở bốn phương.

(Danh)
Chỉ sao Bắc cực.

(Danh)
Khí cụ (như quả cân) để xác định trọng lượng (nặng nhẹ).
◇Dật Chu thư : Độ tiểu đại dĩ chánh, quyền khinh trọng dĩ cực , (Độ huấn ) Đo lớn nhỏ thì dùng cái chánh
, cân nặng nhẹ dùng cái cực.

(Danh)
Đầu trục trái đất.
◎Như: nam cực cực nam địa cầu, bắc cực cực bắc địa cầu.

(Danh)
Biên tế, biên giới.
◇Tuân Tử : Vũ trung lục chỉ vị chi cực (Nho hiệu ) Chỗ tận cùng của lục chỉ
(trên, dưới và bốn phương hướng) gọi là cực , tức là biên tế.

(Danh)
Số mục.
§ Các thuyết không thống nhất.
◇Thái bình ngự lãm : Thập thập vị chi bách, thập bách vị chi thiên, thập thiên vị chi vạn, thập vạn vị chi ức, thập ức vị chi triệu, thập triệu vị chi kinh, thập kinh vị chi cai, thập cai vị chi bổ, thập bổ vị chi tuyển, thập tuyển vị chi tái, thập tái vị chi cực , , , , , , , , , , (Quyển thất ngũ dẫn Hán Ưng Thiệu , Phong tục thông ).

(Danh)
Đầu điện.
◎Như: âm cực cực điện âm, dương cực cực điện dương.

(Động)
Tìm hiểu sâu xa, cùng cứu.
◇Vương Sung : Thánh nhân chi ngôn, (...), bất năng tận giải, nghi nan dĩ cực chi , (...), , (Luận hành , Vấn Khổng ).

(Động)
Khốn quẫn; làm cho khốn quẫn, nhọc nhằn.
◇Mạnh Tử : Kim vương điền liệp ư thử, bách tính văn vương xa mã chi âm, kiến vũ mao chi mĩ, cử tật thủ túc át nhi tương cáo viết: "Ngô vương chi hiếu điền liệp, phù hà sử ngã chí ư thử cực dã, phụ tử bất tương kiến, huynh đệ thê tử li tán." Thử vô tha, bất dữ dân đồng lạc dã , , , : ", 使, , ." , (Lương Huệ Vương hạ ) Nay nhà vua bày ra cuộc săn bắn ở đây, trăm họ nghe tiếng xe tiếng ngựa của vua, thấy nghi trượng vũ mao đẹp đẽ, đau đầu nhăn mũi (tỏ vẻ thống hận chán ghét) nói với nhau rằng: "Vua ta thích săn bắn, sao mà làm cho ta khốn quẫn nhọc nhằn đến thế, cha con không gặp mặt nhau, anh em vợ con li tán." Không có lí do nào khác, vua với dân không thể cùng vui thú như nhau được.

(Động)
Tới, đến.
◇Khang Hữu Vi : Hành giả bất tri sở tòng, cư giả bất tri sở vãng; phóng hồ trung lưu, nhi mạc tri sở hưu; chỉ hồ nam bắc, nhi mạc tri sở cực , ; , ; , (Thượng Thanh đế đệ lục thư ).

(Động)
Tới cùng, lên tới điểm cao nhất.
◇Thi Kinh : Tuấn cực vu thiên 駿 (Đại nhã , Tung cao ) Cao vút tới tận trời.

(Tính)
Xa.
◇Từ Hạo : Địa cực lâm thương hải, Thiên diêu quá đẩu ngưu , (Yết Vũ miếu ).

(Tính)
Tận cùng, nhiều nhất, cao nhất.
◎Như: cực điểm điểm cao nhất, cực phong ngọn núi cao nhất, chỉ người thủ lãnh cao nhất.

(Phó)
Rất, lắm.
◎Như: cực vi cao hứng rất vui mừng, mĩ cực liễu đẹp quá.
§ Thông cức .

Nghĩa chữ nôm của từ 極


cực, như "cực rẻ; sống cực, cay cực, cơ cực, cực chẳng đã, cực khổ" (vhn)
cọc, như "đóng cọc; cọc tiền; cằn cọc; cọc cạch; còi cọc; lọc cọc" (gdhn)

1. [陰極] âm cực 2. [北極] bắc cực 3. [八極] bát cực 4. [否極泰來] bĩ cực thái lai 5. [拱極] củng cực 6. [極度] cực độ 7. [極頂] cực đính 8. [極點] cực điểm 9. [極端] cực đoan 10. [極限] cực hạn 11. [極刑] cực hình 12. [極苦] cực khổ 13. [極樂世界] cực lạc thế giới 14. [極力] cực lực 15. [極目] cực mục 16. [極品] cực phẩm 17. [極光] cực quang 18. [極圈] cực quyển 19. [極致] cực trí 20. [極選] cực tuyển 21. [窮極] cùng cực 22. [六極] lục cực 23. [兩極] lưỡng cực 24. [三極] tam cực 25. [積極] tích cực 26. [消極] tiêu cực

Xem thêm từ Hán Việt

  • hạ mã từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ngẫu nhĩ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • khẩu nghiệp từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • lĩnh giáo từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chùy xử nang trung từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 極 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: