輕 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 輕 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

輕 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 輕 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 輕 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 輕 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 輕 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: qing1, qing4;
Juytping quảng đông: heng1 hing1;
khinh

(Động)
Khinh rẻ, khinh bỉ, coi thường.
◎Như: khinh địch coi thường quân địch.
◇Tam quốc diễn nghĩa : Trác vấn tam nhân hiện cư hà chức. Huyền Đức viết: Bạch thân. Trác thậm khinh chi, bất vi lễ . : . , (Đệ nhất hồi ) (Đổng) Trác hỏi ba người hiện làm chức quan gì. Huyền Đức nói: Chân trắng (không có chức tước gì). Trác khinh thường, không đáp tạ.

(Động)
Coi nhẹ.
◇Tư Mã Thiên : Nhân cố hữu nhất tử, hoặc trọng ư Thái San, hoặc khinh ư hồng mao , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Ai cũng có một lần chết, có khi thấy nặng hơn núi Thái Sơn, có khi coi nhẹ hơn lông chim hồng.

(Tính)
Nhẹ (trọng lượng nhỏ). Trái với trọng nặng.
◎Như: miên hoa bỉ thiết khinh bông gòn so với sắt thì nhẹ.

(Tính)
Trình độ thấp, ít, kém.
◎Như: khinh hàn hơi rét, lạnh vừa, khinh bệnh bệnh nhẹ.

(Tính)
Số lượng không nhiều.
◎Như: niên kỉ khinh trẻ tuổi, công tác khinh công việc ít.

(Tính)
Giản dị.
◎Như: khinh xa giảm tụng đi ra giản tiện chỉ có cái xe không và ít người hầu.

(Tính)
Nhanh nhẹn.
◎Như: khinh xa xe làm cho nhẹ để chạy được nhanh, khinh chu thuyền nhẹ (có thể lướt nhanh).
◇Vương Duy : Thảo khô ưng nhãn tật, Tuyết tận mã đề khinh , (Quan liệp ) , Cỏ khô mắt chim ưng lẹ (như cắt), Tuyết hết vó ngựa nhanh.

(Tính)
Yếu mềm, nhu nhược.
◎Như: vân đạm phong khinh mây nhạt gió yếu, khinh thanh tế ngữ tiếng lời nhỏ nhẹ.

(Tính)
Không bị gò bó, không bức bách.
◎Như: vô trái nhất thân khinh không nợ thân thong dong.

(Tính)
Cẩu thả, tùy tiện, không cẩn thận.
◎Như: khinh suất sơ suất, cẩu thả.

(Tính)
Chậm rãi, thư hoãn.
◎Như: khinh âm nhạc nhạc chậm.

(Tính)
Thứ yếu, không trọng yếu, không quan trọng.
◇Mạnh Tử : Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh , , (Tận tâm hạ ) Dân là quý, xã tắc ở bậc sau, vua là bậc thường.

(Phó)
Nhẹ nhàng, ít dùng sức.
◎Như: vi phong khinh phất gió nhẹ phất qua.
◇Bạch Cư Dị : Khinh lũng mạn niên mạt phục khiêu, Sơ vi Nghê Thường hậu Lục Yêu , (Tì bà hành ) Nắn nhẹ nhàng, bấm gảy chậm rãi rồi lại vuốt, Lúc đầu là khúc Nghê Thường, sau đến khúc Lục Yêu.

(Phó)
Coi thường, coi rẻ.
◎Như: khinh thị coi rẻ, khinh mạn coi thường.

Nghĩa chữ nôm của từ 輕


khinh, như "khinh khi, khinh rẻ; khinh suất" (vhn)
khỉnh, như "kháu khỉnh; khinh khỉnh; khủng khỉnh" (gdhn)

1. [薄唇輕言] bạc thần khinh ngôn 2. [舉足輕重] cử túc khinh trọng 3. [輕裘] khinh cừu 4. [剽輕] phiếu khinh

Xem thêm từ Hán Việt

  • bạch nhật quỷ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phận ngoại, phân ngoại từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • cử trường từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • địa chấn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • nhất đạo yên từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 輕 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: