卷 nghĩa là gì trong từ Hán Việt?

từ Hán Việt là gì? Định nghĩa, khái niệm, giải thích ý nghĩa, ví dụ mẫu và hướng dẫn cách sử dụng 卷 trong từ Hán Việt.

Định nghĩa - Khái niệm

卷 từ Hán Việt nghĩa là gì?

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ trong từ Hán Việt và cách phát âm 卷 từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ 卷 từ Hán Việt nghĩa là gì.

phát âm 卷 tiếng Hán (âm Bắc Kinh)
phát âm 卷 tiếng Hán (âm Hồng Kông/Quảng Đông).


Pinyin: juan4, quan2, juan3;
Juytping quảng đông: gyun2 gyun3 kyun4;
quyển, quyến, quyền

(Danh)
Sách vở, thư tịch.
§ Ngày xưa, thư tịch viết trên vải lụa hoặc giấy cuốn lại được, nên gọi thư tịch là quyển.
◎Như: khai quyển hữu ích mở sách đọc thì học được điều hay.

(Danh)
Cuốn.
§ Sách gồm nhiều phần, mỗi phần đóng làm một cuốn riêng, gọi là quyển.
◎Như: quyển nhất cuốn một, quyển nhị cuốn hai.

(Danh)
Thư, họa cuốn lại được.
◎Như: họa quyển bức tranh cuốn.

(Danh)
Văn thư của quan, văn kiện hành chánh nhà nước.
◎Như: án quyển hồ sơ.

(Danh)
Bài thi.
◎Như: thí quyển bài thi, khảo quyển chấm bài thi, nạp quyển nộp bài thi.

(Danh)
Lượng từ: cuốn, tập.
◎Như: tàng thư tam vạn quyển tàng trữ ba vạn cuốn.
◇Đỗ Phủ : Độc thư phá vạn quyển, Hạ bút như hữu thần , (Tặng Vi Tả Thừa trượng ) Đọc sách rách bung cả vạn cuốn, Hạ bút như có thần.Một âm là quyến.

(Động)
Cuốn, cuộn.
§ Thông .
◎Như: bả trúc liêm tử quyến khởi lai cuốn mành lại, xa quyến khởi trần thổ xe cuốn theo bụi.

(Động)
Thu xếp lại, giấu đi.
§ Thông .
◇Liễu Tông Nguyên : Tắc quyến kì thuật (Tử Nhân truyện ) Liền thu giấu thuật của mình đi.

(Danh)
Chỉ các thứ có hình cuộn tròn lại.
§ Thông .
◎Như: hoa quyến .

(Danh)
Đồ làm cho uốn cong.
◎Như: phát quyến ống để uốn tóc.

(Danh)
Lượng từ: cuộn, ống.
◎Như: tam quyển vệ sanh chỉ ba cuộn giấy vệ sinh.Một âm là quyền.

(Tính)
Cong.
◎Như: quyền chi cành cong, quyền khúc cong queo.

(Tính)
Xinh đẹp.
◇Thi Kinh : Hữu mĩ nhất nhân, Thạc đại thả quyền , (Trần phong , Trạch bi ) Có một người đẹp, Cao lớn và xinh đẹp.

(Danh)
Nắm tay.
§ Thông quyền .
◎Như: nhất quyền thạch chi đa chỉ còn một nắm đá.
§ Thông cổn .

Nghĩa chữ nôm của từ 卷


quyển, như "quyển sách" (vhn)
cuốn, như "bánh cuốn; cuốn chỉ; cuốn gói" (btcn)
quẹn, như "sạch quẹn, quẹn má hồng" (gdhn)

1. [卷軸] quyển trục

Xem thêm từ Hán Việt

  • các hạ từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chuyên lợi từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • chí nhân từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • ai khốc từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • hiếu kính từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ 卷 nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt (詞漢越/词汉越) là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2024.

    Từ điển Hán Việt

    Nghĩa Tiếng Việt: